Nguyên lý làm việc:

Một phần của tài liệu TAI LIEU MO HINH KHO LANH (Trang 27)

II. Nội dung:

2. Nguyên lý làm việc:

Hơi môi chất (gas R22) sinh ra tại dàn lạnh có áp suất thấp, nhiệt độ thấp (to, po) sẽ được đưa qua bình tách lỏng tại đây các giọt lỏng sẽ bị tách ra, giữ tại bình còn lượng hơi sẽ được máy nén hút về và nén lên thành hơi quá nhiệt ở nhiệt độ cao, áp suất cao sẽ được đưa đến dàn ngưng tại đây do hơi có áp suất và nhiệt độ cao sẽ thải nhiệt cho không khí làm mát (giảm nhiệt độ) và ngưng tụ lại thành lỏng cao áp. Lỏng cao áp này sẽ được đưa đến bình chứa (van 3 mở, van 5 đóng), lỏng này tiếp tục đi qua phin lọc sẽ được lọc cặn bẩn, độ ẩm có lẫn trong gas, rồi được đưa qua mắt gas, van điện từ cấp dịch và được dẫn qua van tiết lưu nhiệt. Khi qua van tiết lưu, nhiệt độ và áp suất của gas giảm xuống rất nhiều so với ban đầu. giảm xuống mức độ cần thiết của quá trình làm lạnh và tiếp tục đi vào dàn lạnh. Tại dàn lạnh gas sẽ trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức (nhờ quạt) với không khí của môi trường cần làm lạnh. gas lạnh sẽ sôi và bay hơi. Gas được đưa về bình tách lỏng và được hút về máy nén, hệ thống làm lạnh lại tiếp tục chu trình.

28

BÀI 3: KHẢO SÁT NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC KHO LẠNH BẢO QUẢN - GIẢI NHIỆT GIÓ KHÔNG SỬ DỤNG BÌNH CHỨA

I. Mục tiêu:

- Trình bày nguyên lý làm việc kho lạnh bảo quản - giải nhiệt gió không sử dụng bình chứa cao áp.

II. Nội dung:

1. Sơ đồ nguyên lý:

Hình: Sơ đồ nguyên lý

2. Nguyên lý làm việc:

Hơi môi chất (gas R22) sinh ra tại dàn lạnh có áp suất thấp, nhiệt độ thấp (to, po) sẽ được đưa qua bình tách lỏng tại đây các giọt lỏng sẽ bị tách ra, giữ tại bình còn lượng hơi sẽ được máy nén hút về và nén lên thành hơi quá nhiệt ở nhiệt độ cao, áp suất cao sẽ được đưa đến dàn ngưng tại đây do hơi có áp suất và nhiệt độ cao sẽ thải nhiệt cho không khí làm mát (giảm nhiệt độ) và ngưng tụ lại thành lỏng cao áp. Lỏng cao áp này sẽ không được đưa đến bình chứa (van 3 đóng, van 5 mở), mà lỏng này sẽ đi qua phin lọc sẽ được lọc cặn bẩn, độ ẩm có lẫn trong gas, rồi được đưa qua mắt gas, van điện từ cấp dịch và được dẫn qua van tiết lưu nhiệt. Khi qua van tiết lưu, nhiệt độ và áp suất của gas giảm xuống rất nhiều so với ban đầu; giảm xuống mức độ cần thiết của quá trình làm lạnh và tiếp tục đi vào dàn lạnh. Tại dàn lạnh gas sẽ trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức (nhờ quạt) với không khí của môi trường cần làm lạnh. gas lạnh sẽ sôi và bay hơi. Gas được đưa về bình tách lỏng và được hút về máy nén, hệ thống làm lạnh lại tiếp tục chu trình.

29

BÀI 4: THỬ KÍN, HÚT CHÂN KHÔNG VÀ NẠP GAS CHO KHO LẠNH BẢO QUẢN – GIẢI NHIỆT GIÓ

I. Mục tiêu:

- Thực hiện thành thạo quy trình hút chân không, thử kín hệ thống lạnh. - Phân tích được cách nạp gas hệ thống lạnh.

- Xác định đúng lượng gas cần nạp.

II. Nội dung: 1. Thử kín

Hình: Sơ đồ thử kín bằng Nitơ

Để thử kín hệ thống chúng ta sử dụng bộ đồng hồ âm dương. Chúng ta tiến hành thao tác như sau:

- Lắp đầu dây màu đỏ của đồng hồ sạc ga (đồng hồ âm dương) vào van dịch vụ gần van V9.

30

- Lắp đầu dây màu vàng của đồng hồ sạc ga (đồng hồ âm dương) vào chai Nitơ. - Khóa van màu xanh trên bộ đồng hồ (van bên phía đồng hồ thấp áp).

- Mở van chai Nitơ, mở van màu đỏ trên bộ đồng hồ sạc gas và điều chỉnh áp suất Nitơ vào hệ thống đến áp suất thử kín.

- Khóa van trên bộ đồng hồ sạc gas, khóa chai Nitơ. - Quan sát đồng hồ:

+ Kim đồng hồ đứng im thì hệ thống kín.

+ Kim đồng hồ dần dịch chuyển về 0 thì hệ thống ta đã hở cần kiểm tra và khắc phục chỗ rò rỉ.

Chú ý:

Có thể thử kín bằng cách nối dây màu đỏ vào vị trí van V4 tại bình chứa cao áp.  Lưu ý:

- Khi sử dụng chai Nitơ cần phải được lắp qua bộ điều áp. - Phải cấp điện để van điện từ mở ra.

- Phải cô lập máy nén bằng cách khóa các van V1 và V12.

- Áp suất thử kín bằng áp suất làm việc của hệ thống lạnh (đối với tủ đông gió

sử dụng gas R22 áp suất làm việc cao áp khoảng 15÷17 kG/cm2).

- Sau khi thử kín xong phải tiến hành xả Nitơ ra bên ngoài trước khi thực hiện bước tiếp theo.

2. Hút chân không

Chúng ta tiến hành kết nối các dây của bộ đồng hồ sạc gas theo sơ đồ dưới. Mở cả 2 van xanh và đỏ trên bộ đồng hồ sạc gas.

Tình trạng các van V1 đến V12 mở.

31

Hình: Sơ đồ hút chân không

Quan sát kim đồng hồ, hút chân không cho tới khi kim đồng hồ chỉ giá trị 30 inHg (76cmHg) thì khóa 2 van đồng hồ và tắt máy.

Thử xì: Để hệ thống trong điều kiện chân không 15-30 phút và quan sát kim đồng hồ. Nếu kim không nhích lên thì hệ thống được coi là kín. Trường hợp ngược lại thì được coi là không kín, ta phải xem xét và tìm cách khắc phục để việc hút lại chân không được tiến hành hoàn hảo.

3. Nạp gas

Thay máy bơm chân không bằng chai gas R22 như hình bên dưới. bôm chaân khoâng

32

Hình: Sơ đồ nạp gas

Có 02 phương pháp nạp môi chất: Nạp theo đường hút và nạp theo đường cấp

dịch

3.1. Nạp môi chất theo đường hút: (Nạp bên phía đồng hồ hạ áp)

Phương pháp này có đặc điểm:

- Nạp ở trạng thái hơi, số lượng nạp ít, thời gian nạp lâu.

- Chỉ áp dụng cho máy công suất nhỏ.

- Việc nạp môi chất thực hiện khi hệ thống đang hoạt động.

Các thao tác:

- Dùng môi chất đuổi hết không khí trong ống nối.

- Mở từ từ van nối để môi chất đi theo đường ống hút vào hệ thống.

Theo dõi lượng băng bám trên thân máy, kiểm tra dòng điện của máy nén và áp

suất đầu hút không quá 3 kG/cm2. Nếu áp suất hút lớn thì có thể quá dòng.

Khi nạp môi chất chú ý không được để cho lỏng bị hút về máy nén gây ra hiện

tượng ngập lỏng rất nguy hiểm. Vì thế đầu hút chỉ được nối vào phía trên của bình, tức gas

33

là chỉ hút hơi về máy nén, không được dốc ngược hoặc nghiêng bình trong khi nạp và tốt nhất bình môi chất nên đặt thấp hơn máy nén.

3.2. Nạp môi chất theo đường cấp dịch: (Nạp bên phía đồng hồ cao áp)

Việc nạp môi chất theo đường cấp dịch được thực hiện cho các hệ thống lớn.

Phương pháp này có các đặc điểm sau:

- Nạp dưới dạng lỏng, số lượng nạp nhiều, thời gian nạp nhanh.

- Sử dụng cho hệ thống lớn.

- Khi nạp hệ thống không hoạt động.

Mở van chai gas cho gas vào hệ thống.

Khi áp suất trong hệ thống cân bằng khoảng (120 ÷ 150) PSI khóa van chai gas lại.

Cho hệ thống hoạt động.

Quan sát kim áp kế và dòng điện của hệ thống nếu: Đạt yêu cầu ta tiến hành tháo bình gas ra. Thấp hơn qui định phải nạp thêm gas Cao hơn qui định phải thu hồi bớt gas

Tách các thiết bị nạp gas ra khỏi hệ thống (khóa ti nạp gas hoặc hàn kín đường nạp gas).

3.3. Dấu hiệu nhận biết tụ đông gió đủ gas:

- Áp suất thấp áp: (0,5 ÷ 1,5) kG/cm2

- Áp suất cao áp: (15 ÷ 17) kG/cm2

- Dòng điện làm việc: Ilv ≤ Iđm - Dàn lạnh lạnh đều (bám tuyết)

34

BÀI 5: KHẢO SÁT TỦ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN I. Mục tiêu:

- Thành thạo phương pháp kiểm tra các thiết bị trong tủ điện điều khiển. - Đọc được bản vẽ mạch điện kho lạnh bảo quản - giải nhiệt gió.

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo.

- Giải thích được nguyên lý làm việc của mạch điện kho lạnh bảo quản - giải nhiệt gió.

- Thiết kế được tủ điện điều khiển.

- Lắp đặt được mạch điện điều khiển và mạch động lực kho lạnh bảo quản - giải nhiệt gió.

II. Nội dung:

1. Sơ đồ nguyên lý mạch điện.

Hình: Sơ đồ nguyên lý mạch điện

2. Nguyên lý làm việc

Bật CB3P cấp nguồn cho hệ thống, bật công tắc chuyển mạch đo volt ta có thể kiểm tra điện áp giữa các pha (các nấc RS, ST, TR điện áp 3 pha và các nấc RN, SN, TN điện áp 1 pha).

Bật CB1P, đèn Đ1 được cấp nguồn sẽ sáng báo đã có nguồn cho mạch điện điều khiển và thermostat B1 cũng được cấp nguồn hiển thị nhiệt độ hiện tại và sau 1 thời gian trễ các tiếp điểm thường mở của B1 sẽ đóng lại (tiếp điểm B1 trước quạt dàn lạnh và máy nén).

Bậc công tắc S1 sang vị trí ON, rơle trung gian R1 được cấp điện dẫn đến các tiếp điểm thường mở của R1 đóng lại, làm cho contactor K1, K2, K3 có điện nên quạt

35

dàn lạnh, quạt dàn nóng và máy nén hoạt động; đồng thời van điện từ SV cũng được cấp điện và mở ra cấp dịch cho hệ thống. Do K1, K2, K3 có điện nên các tiếp điểm thường mở của K1, K2, K3 đóng lại đèn Đ3 và Đ4 sáng . Khi đạt được nhiệt độ cài đặt trên thermostat thì tiếp điểm của thermostat B1 trước contactor K2, K3, SV sẽ mở ra quạt dàn nóng, máy nén và SV sẽ dừng (đèn Đ4 sẽ tắt).

Khi đủ thời gian cài đặt xả đá trên thermostat thì các tiếp điểm B1 sẽ mở ra làm quạt dàn lạnh, quạt dàn nóng, máy nén dừng. Đồng thời tiếp điểm B1 trước contactor K4 sẽ đóng lại cấp điện cho contactor K4 nên điện trở xả đá sẽ nóng lên tiến hành xả đá và đèn Đ5 sẽ sáng. (thời gian xả đá, làm khô dàn lạnh do chúng ta cài đặt trên thermostat).

Khi có sự cố quá dòng (OL) xảy ra thì tiếp điểm OL sẽ chuyển sang thường mở lúc này rơle trung gian R2 sẽ có điện dẫn đến các tiếp điểm thường đóng của R2 mở ra hệ thống dừng hoạt động, các tiếp điểm thường mở của R2 sẽ đóng lại chuông sẽ kêu và đèn Đ2 sẽ sáng báo sự cố, để tắt chuông ta nhấn nút N2. Chúng ta tiến hành khắc phục sự cố rồi ấn nút N1 để hệ thống hoạt động trở lại. Tương tự, khi có các sự cố áp suất thấp (LP) và sự cố áp suất cao (HP) thì chuông sẽ kêu và đèn Đ2 sẽ sáng.

Khi hệ thống bị sự cố chúng ta muốn dừng máy ngay lập tức thì chúng ta nhấn vào nút K/C.

36

BÀI 6: VẬN HÀNH KHO BẢO QUẢN LẠNH - GIẢI NHIỆT GIÓ I. Mục tiêu:

- Thành thạo phương pháp kiểm tra, vận hành hệ thống lạnh. - Đọc bản vẽ ghi nhật ký hệ thống, bảng biểu.

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo.

- Thành thạo qui trình vận hành và xử lý các sự cố khi vận hành - Cài đặt được thiết bị điều khiển.

II. Nội dung:

1. Vận hành hệ thống 1.1. Kiểm tra hệ thống lạnh

- Kiểm tra điện áp nguồn không được sai lệch định mức 5%: 360V < U < 400V

- Kiểm tra bên ngoài máy nén và các thiết bị chuyển động xem có vật gì gây trở ngại sự làm việc bình thường của thiết bị không.

- Kiểm tra các thiết bị đo lường, điều khiển và bảo vệ hệ thống.

- Kiểm tra hệ thống điện trong tủ điện, đảm bảo trong tình trạng hoạt động tốt. - Kiểm tra tình trạng đóng mở của các van:

+ Các van thường đóng: van xả đáy các bình, van nạp môi chất, van xả air. + Tất cả các van còn lại đều ở trạng thái mở. Đặc biệt lưu ý van chặn của các thiết bị đo lường và bảo vệ phải luôn luôn mở.

+ Các van điều chỉnh: Van tiết lưu tự động, rơ le nhiệt, rơ le áp suất v.v... Chỉ có người có trách nhiệm mới được mở và điều chỉnh.

1.2. Khởi động hệ thống- Sử dụng tủ điều khiển

- Bật Aptomat tổng của tủ điện động lực, aptomat của tất cả các thiết bị của hệ thống cần chạy.

+ Lúc này đèn báo pha U, V, W sẽ sáng báo đủ pha (nếu có đèn nào không sáng thì phải kiểm tra lại các pha).

+ Bật công tắc chuyển mạch (Voltmeter) sang vị trí cần đo.

- Bật công tắc sang vị trí ON cho hệ thống hoạt động. Khi đó các thiết bị sẽ hoạt động theo một trình tự nhất định.

37

Hình: Vận hành tủ điện

- Lắng nghe tiếng nổ của máy, nếu có tiếng gỏ bất thường, kèm sương bám nhiều ở đầu hút thì dừng máy ngay.

- Theo dõi dòng điện máy nén. Dòng điện không được lớn quá so với qui định. Nếu dòng điện lớn quá thì đóng van chặn hút lại hoặc thực hiện giảm tải bằng tay.

- Quan sát tình trạng bám tuyết trên carte máy nén. Tuyết không được bám lên phần thân máy quá nhiều. Nếu lớn quá thì đóng van chặn hút lại và tiếp tục theo dõi.

1.3. Dừng hệ thống:

Tiến hành theo qui trình ngược lại qui trình khởi động.

Khi hệ thống có sự cố bất thường phải dừng hệ thống khẩn cấp ta ấn vào nút ”khẩn cấp”.

38

Hình: Dừng khẩn cấp tủ điện

1.4. Theo dõi thông số kỹ thuật - ghi nhật ký vận hành

- Kiểm tra áp suất hệ thống: + Áp suất ngưng tụ:

R 22: P

k < 17 kG/cm2 + Áp suất bay hơi:

R 22: P

o < 3 kG/cm2

Ghi lại toàn bộ các thông số hoạt động của hệ thống. Cứ 30 phút ghi 01 lần. Các số liệu bao gồm: Điện áp nguồn, dòng điện các thiết bị, nhiệt độ đầu đẩy, đầu hút và nhiệt độ ở tất cả các thiết bị, buồng lạnh, áp suất đầu đẩy, đầu hút.

So sánh và đánh giá các số liệu với các thông số vận hành thường ngày. Ấn nút khi

39

2. Cài đặt bộ Elitech 3030

Hình: Elitech 3030

Thông số kỹ thuật:

Dãi nhiệt độ đo: - 40°C ~ + 99°C

Dãi nhiệt độ điều khiển: - 40°C ~ + 85°C Độ chính xác: - 30°C ~ + 50°C, +/- 1°C Độ phân giải: 0.1°C / 1°C

Kích thước lắp đặt: 71mmx29mm

Điện áp nguồn cung cấp: 220VAC +/- 10%, 50/60Hz Công suất tiêu thụ: <5W

Ngõ ra:

Máy nén lạnh: 10A / 220VAC Xả đá: 10A / 220VAC

Quạt: 10A / 220VAC

Một còi bíp tích hợp.

Nhiệt độ làm việc: - 5°C ~ + 60°C Độ ẩm làm việc: 10% ~ 90% Nhiệt độ lưu trữ: - 25°C ~ + 75°C

Hai ngõ vào cảm biến nhiệt độ: NTC (10Komh/25°C) Độ dài cáp đầu dò có sẵn: 2 Mét

Tính năng:

Bộ điều khiển thích hợp cho các ứng dụng điều khiển nhiệt độ kho lạnh & kho mát.

Bàn phím cảm ứng mang lại cảm giác thao tác cài đặt nhanh, dễ sử dụng.

Bộ điều khiển có thể đo, hiển thị & điều khiển, với các chức năng: hiệu chỉnh sai số đầu dò, xả đá bằng tay, cảnh báo quá ngưỡng nhiệt độ, chức năng phát hiện lỗi đầu dò.

40 Chức năng khoá bàn phím.

Các mã lỗi được hiển thị trên màn hình với các mã được diễn giải chi tiết. Có ba relay ngõ ra với ba chức năng riêng biệt: máy nén, xả đá, quạt, với các thông số cài đặt linh hoạt.

Có nhiều chế độ xả đá: giúp nhiệt độ kho ổn định và tiết kiệm năng lượng: xả đá theo chu trình, kết thúc theo nhiệt độ cài đặt.

Có ba chế độ làm việc: làm lạnh, sưởi và điều khiển nhiệt độ theo giá trị cài đặt không đổi.

Hiển thị các giá trị nhiệt độ với ba chữ số, hai biểu tượng trạng thái (khoá & quạt), bốn thông số miêu tả (nhiệt độ ON, nhiệt độ OFF, thời gian xả đá, chu trình xả đá)

Một còi cảnh báo tích hợp, hoạt động khi có lỗi xảy ra.

Một phần của tài liệu TAI LIEU MO HINH KHO LANH (Trang 27)