Austdoor kiện ngược lại Smartdoor

Một phần của tài liệu quyền bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp và những vụ kiện, tranh chấp có liên quan (Trang 25 - 29)

- 19/02/2009: Công ty Austdoor nộp đơn số 3 – 2009 – 00148 kiểu dáng “Thanh kim loại định hình” gồm 2 phương án, đơn đã được chấp nhận hợp lệ và công bố. Ngày 22/2/2010, công ty có đơn đề nghị ghép các đơn nộp sau là 3/2009/00272, 3/2009/00609, 3/2009/00828 và bổ sung 4 phương án mới thành 10 phương án.

- Ngày 22/3/2010, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 4864/QĐ-SHTT do Cục phó Hoàng Văn Tân ký cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 14163 với 10 phương án cho Công ty cổ phần tập đoàn Austdoor (người thụ lý đơn là ông Lê Ngọc Lâm, Trưởng phòng Kiểu dáng). Theo Smartdoor, việc cấp bằng cho đơn trên bao gồm cả những phương án tương tự với hình KDCN trong GCNĐK Hợp đồng li- xăng mà Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp cho đơn vị này.

- 15/04/2010: Austdoor đã có công văn số 35/2010/ CVKC – ADG gửi Smartdoor với nội dung: Kiểu dáng công nghiệp “Nhôm thanh định hình” mà đơn vị này sản xuất và kinh doanh có kiểu dáng giống với KDCN theo Bằng số 14163. Vì thế, Austdoor yêu cầu Smartdoor phải ngừng sản xuất trong 15 ngày kể từ ngày nhận được khuyến cáo của Austdoor. Trong tài liệu gửi kèm công văn, Austdoor đã gửi hình ảnh mẫu nan A43. Sau khi xem xét, phía bên Smartdoor khẳng định “đây chính là phương án số 4 của Bằng độc quyền số 14163, không khác biệt đáng kể so với “nhôm thanh định hình” đã được cấp Bằng độc quyền số 8106 của Smartdoor.

- 12/5/2010: Smartdoor gửi công văn tới Cục trưởng cục SHTT Trần Việt Hùng, yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng số 14163 của Austdoor với lí do: Kiểu dáng được bảo hộ không khác biệt đáng kể so với kiểu dáng mà Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp cho Smartdoor trước đó và đề nghị cục giải thích về sự việc trên.

3.3.2 Kết quả vụ việc

- Ngày 1/7/2009: Smartdoor có công văn yêu cầu chấm dứt bán sản phẩm vi phạm bản quyền kiểu dáng công nghiệp cho Công ty Hưng Phát.

- Ngày 3/8/2009: Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ đã giám định lại “Thanh nhôm định hình” thu được từ Công ty Austdoor và kết luận Công ty Austdoor đã xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp “Thanh nhôm định hình” được bảo hộ theo bản đăng ký bảo hộ KDCN số 8106.

- 11/09/2009: UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 4695/ QĐ-UBND về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại đối với Công ty Austdoor, yêu cầu công ty này nộp phạt 307,856,000 đồng và buộc phải loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm.

b. Giai đoạn 2

- Kết luận lần 1 năm 2010

Trong công văn số 1644 gửi Công ty Smartdoor ngày 13/05/2010, Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ nêu rõ: “Kiểu dáng công nghiệp thanh kim loại định hình có ký hiệu mẫu nan A43 mà Công ty Austdoor khuyến cáo Công ty Smartdoor là phương án 4 trong văn bằng bảo hộ 14163. Đây không phải là kiểu dáng công nghiệp được kết luận là xâm phạm quyền trong Công văn số 957. Do đó, không có chuyện Cục cấp văn bằng bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp mà trước đó đã có kết luận về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cũng như không có việc Cục cấp cùng một văn bằng bảo hộ cho hai chủ thể khác nhau.

- Kết luận lần 2 năm 2012

Sau khi thanh tra bộ Khoa học và Công nghệ vào cuộc, ngày 23/10/2012, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã đưa ra quyết định 2679/QĐ-SHTT kết luận chính thức về vụ việc. Theo đó, cục quyết định hủy bỏ một phần hiệu lực Văn bằng 14163 với lí do có nhiều điểm chưa đạt tiêu chuẩn công nhận. Văn bằng 14163 có 10 phương án bảo hộ thì có 4 phương án 1, 2, 4, 6 bị loại khỏi văn bằng bảo hộ vì không có sự khác biệt đáng kể so với Văn bằng 8106.

Ngoài ra, Cục cũng kết luận về quy trình cấp văn bằng bảo hộ 14163: Việc bổ sung 8 phương án là sai trình tự, làm mở rộng phạm vi quyền; việc không công bố trên Công báo là sai quy định, ảnh hưởng đến quyền phản đối của các doanh nghiệp khác

3.3.3 Đánh giá chủ quan

Trong giai đoạn 1, Austdoor đã có những hành động cố tình làm nhái các sản phẩm của Smartdoor. Đây là việc làm vi phạm luật sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới Smartdoor. Vì vậy, việc Smartdoor kiện Austdoor là hoàn toàn có cơ sở và Austdoor cũng đã phải chịu trách nhiệm thích đáng cho các hoạt động của mình.

Trong giai đoạn 2, từ việc cấp Bằng cho Austdoor nên doanh nghiệp này đã sử dụng Bằng độc quyền để gây khó khăn trong việc sản xuất và kinh doanh của Smartdoor, nguyên nhân chính là từ sai phạm của Quyết định số 4864/QĐ-SHTT mà Cục Sở hữu trí tuệ đã ban

hành. Việc làm đó đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho Smartdoor: Đó là thiệt hại do bị đình trệ sản xuất, dẫn đến không thể giao hàng cho khách hàng, phải bán thanh lý, thuê luật sư tư vấn... Trách nhiệm trong trường hợp này, thuộc về ông Hoàng Văn Tân, Phó Cục trưởng và ông Lê Ngọc Lâm, Trưởng phòng Kiểu dáng (nay là Phó Cục trưởng) Cục Sở hữu trí tuệ. Vì lý do trên, Công ty Smartdoor đã đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ phải bồi thường thiệt hại cho Smartdoor với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng. Đồng thời, DN yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ và các ông Lê Ngọc Lâm, Hoàng Văn Tân phải cải chính công khai về những tuyên bố trên báo chí và xin lỗi Smartdoor về việc công bố thông tin trên.

3.3.4 Bài học rút ra

Các cơ quan chức năng cần thận trọng và có biện pháp quản lý chặt hơn trong việc cấp giấy chứng nhận bảo hộ cho quyền sở hữu công nghiệp (về tiêu chuẩn cấp bằng cũng như trình tự tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ).

Các công ty cần hiểu rõ về luật sở hữu trí tuệ cũng như những quy định, thông tư có liên quan trước khi quyết định xin giấy chứng nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Lời kết

Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay nhìn chung còn chưa được quan tâm đúng mức. Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể và thiết thực nhằm giúp người dân, doanh nghiệp nâng cao nhận thức của mình về quyền sở hữu trí tuệ để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Mặc dù với tinh thần làm việc nghiêm túc và sự nỗ lực cao của mỗi thành viên nhưng vì thời gian ngắn, nguồn tài liệu hạn chế, sự phối hợp các thành viên khó khăn và do cả khả năng, kinh nghiệm của nhóm còn hạn chế nên không phải mọi vấn đề liên quan đến đề tài đã được trình bày đầy đủ với sự sâu sắc cần thiết và cũng không thể tránh khỏi sai sót trong phân tích, nhận định vấn đề và rút ra bài học. Vì vậy chúng em rất mong nhận được nhiều góp ý để đề tài này được mổ xẻ, nhìn nhận thấu đáo hơn đồng thời giúp chúng em ngày càng tiến bộ hơn trong quá trình luyện tập kỹ năng cần thiết.

Một phần của tài liệu quyền bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp và những vụ kiện, tranh chấp có liên quan (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w