2. Xác định vấn đề
2.2. Căn cứ pháp lý
Khoản 22, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ:
“Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”
Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ: Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Chỉ dẫn “ chè Tân cương” đã được đăng ký bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý. Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý vô thời hạn tại quyết định số: 1144/QĐ-SHTT cấp ngày 20/09/2007:
“Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho chè Tân Cương Thái Nguyên bao gồm vùng địa danh tương ứng với 3 xã: Phúc Xuân, Phúc Trìu và Tân Cương với tổng diện tích tương ứng 4.861,8 ha.”
Đối với việc sử dụng chỉ dẫn “chè Tân Cương” đặt tên cho sản phẩm của doanh nghiệp, hành vi này đã bị Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ra văn bản yêu cầu không được sử dụng chỉ dẫn “Tân Cương” lên sản phẩm theo:
Khoản 4, Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ: “ Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam
là Nhà nước.
Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.”
Khoản 1, Điều 19 tại Nghị định số 103/2006/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
là một trong những cơ quan thẩm quyền quản lý chỉ dẫn địa lý:
“1. Cơ quan, tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa phương;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đại diện theo uỷ quyền của các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc nhiều địa phương;
c) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại diện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ.”
Vậy nên Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên có quyền quản lý chỉ dẫn “chè Tân Cương” và đã ra văn bản yêu cầu doanh nghiệp Hoàng Bình không được sử dụng chỉ dẫn trên.
Điểm c, Khoản 3, điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ:
“ c) Sử dụng bất kì dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó.”
Chỉ ra việc sử dụng chỉ dẫn cho sản phẩm chè của doanh nghiệp nhưng sản phẩm lại có nguồn gốc không phải xã Tân Cương có thể làm người tiêu dùng hiểu lầm rằng sản phẩm đó có xuất xứ từ xã Tân Cương:
Điểm b, Khoản 3, Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ:
“ Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục địch lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý.”
Sản phẩm chè Tân Cương đã có từ lâu đời và nổi tiếng tại địa phương. Nếu có đủ chứng cứ chứng minh doanh nghiệp Hoàng Bình sử dụng chỉ dẫn “ chè Tân Cương” nhằm lời dụng sự uy tín, danh tiếng của chỉ dẫn địa lý thì doanh nghiệp Hòa Bình đã xâm phạm đến quyền về chỉ dẫn địa lý theo Điểm b, Khoản 3, Điều 129 Luật SHTT nêu trên
Có thể khẳng định rằng: “chè Tân Cương” là một nhãn hiệu nổi tiếng căn cứ theo
Khoản 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ( nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người
tiêu dung biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam) và thỏa mãn các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng quy định tại Điều 75 luật sở hữu trí tuệ.
Hành vi sử dụng “Tân Cương” đặt tên sản phẩm và nhà máy sản xuất của doanh nghiệp Hoàng Bình là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng,có thể gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 129 luật
SHTT.
2.3. Kết luận
Case study trên là một trong nhiều case study tiêu biểu về việc vi phạm chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ, mà cụ thể ở đây là của Công ty Cổ phần Chè Tân Cương Hoàng Bình với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ bởi Sở Khoa Học và Công Nghệ là chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm chè có xuất xứ từ vùng Tân Cương, Thái Nguyên. Có thể đánh giá rằng, Công ty Cổ phần Chè Tân Cương Hoàng Bình đã vi phạm khi sử dụng một chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ cho sản phẩm của mình dù không đúng về nguồn gốc. Dù rằng, có thể thấy Công ty Cổ phần Chè Tân Cương Hoàng Bình vẫn giữ được tên cho sản phẩm của mình nhưng điều đó không có nghĩa phía Công ty Cổ Phần Chè Tân Cương Hoàng Bình không mắc sai phạm. Các doanh nghiệp, các công ty nên cẩn trọng hơn nữa trong việc tìm và sử dụng một tên nhãn hiệu hợp lý, tránh vi phạm về quyền đối với chỉ dẫn địa lý nói riêng cũng như quyền sở hữu trí tuệ nói chung.
KẾT LUẬN
Từ việc tìm hiểu lý thuyết và phân tích một số case-study về hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý,có thể thấy rằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam vẫn chưa thật chặt chẽ. Vì chưa có tầm nhận thức đúng đắn, đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề từ đó dẫn đến các hành vi sai phạm. Việt Nam là một nước đang phát triển nên luật pháp càng trở nên cần thiết. Các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam rất được ưa chuộng trong nước cũng như tại nhiều quốc gia trên thế giới, vậy nên cần có luật pháp chặt chẽ để giữ vững niềm tin của người tiêu dùng cũng như của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Để hoàn thành tiểu luận này chúng em xin gửi lời cảm ơn đến cô Lữ Thị Thu
Trang, giảng viên bộ môn SHTT khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã giúp đỡ
và hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian qua. Bài tiểu luận chắc chắn sẽ không khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp của cô để bài tiểu luận chúng em thêm hoàn thiện hơn.