CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG 3 Trị giá tính thuế

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiệp vụ phân tích thủ tục hải quan hàng nhập khẩu đối với mặt hàng cầu nâng ô tô cắt kéo hoạt động thủy lực của công ty cổ phần công nghệ thiết bị tân phát (Trang 27 - 28)

3. Trị giá tính thuế

Trị giá hải quan là trị giá thực tế mà người nhập khẩu (Công ty Cổ phần Công nghệ thiết bị Tân Phát) phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, tức là cảng đích ghi trên B/L – cảng Cát Lái. Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng cách áp dụng lần lượt các phương pháp từ 1 đến 6 và sẽ dừng lại ở phương pháp xác định được trị giá hải quan của lô hàng.

Áp dụng phương pháp 1: Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.

Lô hàng thỏa mãn đủ 4 điều kiện được nêu tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC, quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu:

1. Người nhập khẩu không bị hạn chế quyền định đoạt và sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu, trừ một số trường hợp nhất định;

2. Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được giá trị tính thuế của hàng nhập khẩu;

3. Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, trừ khi đó là khoản phải cộng theo quy định thì người mua không phải trả thêm bất kì khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại;

4. Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến giá trị giao dịch.

Dựa vào Khoản 2 Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC, ta có các thông tin để tính trị giá tính thuế hàng nhập khẩu như sau:

- Tổng trị giá hóa đơn: 42.850 USD = 997.333.750 VND

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, tỷ giá được tính là tỷ giá USD ngày 27/06/2019 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tức ngày thứ 5 tuần trước liền kề ngày khai tờ khai hải quan: 1 USD/VND = 23.275.

- Các khoản điều chỉnh cộng:

Theo vận đơn, điều kiện giao hàng của lô hàng là “FOB Qingdao”, nghĩa là, bên bán hàng phải thanh toán mọi chi phí liên quan tới hàng hóa cho đến khi hàng được giao lên tàu và chi phí về thủ tục hải quan, các loại thuế, lệ phí, chi phí khác có thể phải trả khi xuất khẩu, trừ một số chi phí do người mua trả. Như vậy, các khoản phí vận chuyển và phí bảo hiểm sẽ được coi là các khoản điều chỉnh cộng trong trường hợp này (theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2015/TT-BTC).

Trị giá các khoản điều chỉnh cộng = 4.203.000 + 905.120 = 5.108.120 VND

- Các khoản điều chỉnh trừ:

Không có điều khoản điều chỉnh trừ nào như được liệt kê tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư 39/2015/TT-BTC.

- Các khoản mà người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại:

Người mua và người bán thanh toán với nhau trực tiếp và không phải đặt cọc hay ứng trước khoản nào nên khoản này bằng 0.

Vậy trị giá tính thuế của lô hàng là:

997.333.750 5.108.120 = 1.002.441.870 VND

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiệp vụ phân tích thủ tục hải quan hàng nhập khẩu đối với mặt hàng cầu nâng ô tô cắt kéo hoạt động thủy lực của công ty cổ phần công nghệ thiết bị tân phát (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w