Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào nên khả năng huy động vốn không cao.

Một phần của tài liệu tiểu luận công ty hợp danh (Trang 27 - 30)

nào nên khả năng huy động vốn không cao.

Khoản 3 Điều 172 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào”.

Bản chất của việc phát hành chứng khoán là để huy động vốn từ quần chúng,

do đó một trong những điều kiện để được phát hành chứng khoán là tổ chức kinh tế phát hành phải có tài sản độc lập với thành viên để tạo một sự đảm bảo an toàn cho khách hàng. Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp không có sự độc lập về tài sản nên luật không cho phép nó được phát hành chứng khoán. Trong công ty hợp danh, việc chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên rất bị hạn chế bởi vì khác với các loại hình công ty khác, tài sản trong công ty hợp danh không được thể hiện dưới dạng cổ phiếu hay phần vốn góp như trong Công ty cổ phần, Cty TNHH. Tài sản trong công ty và bản thân công ty thuộc sở hữu chung theo phần của các thành viên mà công ty lại được thành lập chủ yếu dựa trên cơ sở quen biết, tin cậy giữa các thành viên. Việc chuyển giao vốn góp của thành viên hợp danh trong công ty có thể làm thay đổi đặc trưng của công ty.

Tuy nhiên để tăng thêm vốn kinh doanh hoặc mở rộng quy mô kinh doanh thì công ty có thể huy động vốn bằng cách vay vốn, huy động thêm phần vốn góp của các thành viên góp vốn hoặc kết nạp thêm thành viên mới (và những thành viên mới này sẽ góp thêm vốn vào công ty).

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp hợp danh được pháp luật Việt Nam quy định năm 1999, được sửa đổi bổ sung trong Luật Doanh nghiệp năm 2005. Với ưu thế về quy mô, sự linh hoạt trong hoạt động thì loại hình doanh nghiệp mới này là một lựa chọn khá tốt cho các nhà doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về mặt pháp lí như bị hạn chế về mặt huy động vốn, thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn và chịu liên đới với các nghĩa vụ của công ty. Đây là một loại hình doanh nghiệp còn khá mới mẻ trong nước, và còn tồn tại các hạn chế như vậy nên số lượng doanh nghiệp khá ít. Tuy nhiên loại hình doanh nghiệp mới này ra đời góp phần vào sự đa dạng của các loại hình doanh nghiệp Việt Nam, làm phong phú thêm sự lựa chọn cho các nhà kinh doanh, đầu tư tham gia vào nền kinh tế. Đồng thơi, tính chất trách nhiệm vô hạn của công ty, hình thức công ty này xuất hiện ngày càng nhiều trong mối liên hệ giữa các công ty để hình thành một chi nhánh chung giữa các công ty, các tập đoàn, làm cơ sở cho việc phân nhánh mới.

Với sự phát triển theo chiều sâu, sự phân hóa ngày càng đậm nét của các lĩnh vực trong đời sống kinh doanh đã ngày càng chứng tỏ rằng các loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần không thể phù hợp với tất cả các ngành nghề kinh doanh như: khám chữa bệnh, tư vấn pháp lý, kiểm toán… là những ngành nghề đặc thù đòi hỏi trách nhiệm cao của những người hành nghề do những đối tượng hành nghề chỉ có thể cam kết theo khả năng chứ không thể cam kết theo kết quả hành nghề. Loại hình công ty thích hợp cho các ngành nghề này là công ty hợp danh do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên và tính chất của sự liên kết giữa họ. Đồng thời, doanh nghiệp hợp danh khá phù hợp với văn hoá Việt Nam, vì thế, có thể nói, công ty hợp danh có một tương lai phát triển mạnh và phổ biến tại Việt Nam trong tương lai.

Trên đây là bài tiểu luận giới thiệu và tìm hiểu về doanh nghiệp hợp danh của nhóm. Tuy chưa được đầy đủ, tìm hiểu sâu và phân tích kĩ từng khía cạnh của loại hình doanh nghiệp này nhưng bài tiểu luận cũng đã giới thiệu được khái quát về cơ cấu tổ chức, nguồn vốn, hoạt động ... của doanh nghiệp hợp doanh. Mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến, nhận xét để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn nữa. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu tiểu luận công ty hợp danh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w