- Bên cạnh đó mức tiêu thụ cao su và hồ tiêu cũng rất đáng kể
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA TÂY NGUYÊN TRÊN
MỘT SỐ SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA TÂY NGUYÊN TRÊN MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG KHU VỰC CHÂU Á
4.1: Về phía Nhà nước
4.1.1 Cải thiện kinh tế vĩ mô
- Tiếp tục theo dõi sát diễn biến căng thẳng thương mại Trung Quốc - Mỹ và động thái của các đối tác thương mại và đầu tư chính; nghiên cứu, đánh giá tác động và khả năng ứng phó của Việt Nam; tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động khó lường của kinh tế và thương mại thế giới.
- Chủ động nghiên cứu, rà soát các hàng hóa Mỹ và Trung Quốc dự kiến áp thuế để tranh thủ thúc đẩy xuất khẩu vào 2 thị trường này. Tăng cường quản lý thị trường, kiên quyết chống gian lận thương mại, kiểm soát chặt chẽ xuất xứ hàng hóa, hạn chế tối đa khả năng bị các doanh nghiệp quốc tế lợi dụng Việt Nam để “đầu tư trung gian”, “trung chuyển”, “lẩn tránh” thuế cao nhằm tránh rủi ro bị các nước, nhất là Mỹ đưa vào đối tượng xem xét, rà soát thương mại, áp thuế phòng vệ.
- Duy trì bình ổn giá cả thị trường: cần theo dõi diễn biến thị trường các mặt hàng thiết yếu, xử lý các vấn đề phát sinh khi thị trường có biến động bất thường. Đồng thời, một số hàng hóa sẽ chịu tác động của các yếu tố, như: giá các mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng đang diễn biến phức tạp và tiềm ẩn xu hướng tăng lương cơ bản của các đối tượng hưởng ngân sách và lương cơ sở trong cơ cấu tính giá dịch vụ khám chữa bệnh tăng. Điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá cần được thực hiện một cách minh bạch, dựa trên cơ sở khoa học, thận trọng và linh hoạt. Tránh tư duy dồn việc điều chỉnh giá vào cuối năm.
- Đối với điều hành tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác; triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý ngoại hối, ổn định thị trường ngoại tệ; chủ động công tác truyền thông để không gây tâm lý kỳ vọng lạm phát, bất ổn trên thị trường ngoại hối. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống. Điều hành tỷ giá linh hoạt, theo sát các biến động thị trường. Tiếp tục thông tin định kỳ với thị trường về công tác điều hành tỷ giá.
- Đối với điều hành ngân sách nhà nước: Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, tăng cường chặt chẽ kỷ luật chi ngân sách nhà nước, nhất là chi hội họp, đi nước ngoài. Linh hoạt trong phát hành trái phiếu chính phủ. Cân nhắc không bổ sung hoặc tăng các loại thuế và phí đối với xăng dầu để tạo thêm lợi ích và hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực tư nhân. Đánh giá tác động của việc sửa đổi các luật thuế, kèm với giải trình về định hướng tái cơ cấu chi ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh giảm bội chi ngân sách dựa nhiều hơn nữa vào tăng thu ngân sách qua chống thất thu thuế.
4.1.2 Cải thiện môi trường và điều kiện với doanh nghiệp
-Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thuộc thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả đạt được trong phạm vi ngành, địa phương.
-Cụ thể, các bộ, ngành xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP, hoàn thành trước 31/5/2018, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, các nhiệm vụ phải thực hiện, các văn bản pháp luật phải bổ sung, sửa đổi, thời hạn hoàn thành và đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm, cách thức giám sát, đánh giá.
-UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19-2018/NQ-CP, hoàn thành trước ngày 31/5/2018, trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện các chỉ số khởi sự kinh doanh, cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan, tiếp cận điện năng, đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản, nộp thuế và bảo hiểm xã hội theo thông lệ quốc tế.
-Ứng dụng CNTT trong cung cấp dịch vụ công; đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công (như thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội); nâng cao chất lượng hạ tầng du lịch, y tế, chăm sóc sức khỏe, an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường các khu, điểm du lịch.
-Thực hiện các giải pháp thiết thực giảm chi phí logistics như: Giảm ách tắc ở các cảng biển, cảng hàng không. Chỉ đạo áp dụng giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, hiệu quả kinh doanh đối với các đơn vị quản lý cảng biển, qua đó giảm chi phí logistics cho các chủ hàng; phối hợp hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, giảm tối đa số lần thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, kể cả thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; thực hiện đánh giá tính sáng tạo và kết quả điều hành của các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo chỉ số cạnh tranh cấp sở, cấp huyện;
kết hợp thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP của Chính phủ với cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
-Thắt chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường liêm chính, sáng tạo, nâng cao hiệu quả công vụ; chỉ đạo cán bộ, công chức, đặc biệt là người đứng đầu các đơn vị trực thuộc thay đổi thái độ làm việc phục vụ lợi ích của người dân và doanh nghiệp; kịp thời phát hiện và thay thế cán bộ, công chức chần chừ trong công cải cách thủ tục hành chính, tháo bỏ rào cản, tạo thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, hoặc có hành vi lạm dụng thẩm quyền, vị trí việc làm để tư lợi riêng.
-Tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước; triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp... và chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ quản lý nhà nước; thực hiện thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, thuê ngoài đối với các dịch vụ liên quan đến thanh toán, chi trả; đào tạo nhân lực công nghệ thông tin.
-Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đồng bộ, tránh chồng chéo, gây ảnh hưởng tới hoạt động doanh nghiệp, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra doanh nghiệp; đảm bảo quyền bình đẳng của doanh nghiệp trước pháp luật.
4.1.3 Quyết tâm xử lý vấn đề nợ xấu
-Thứ nhất, xử lý điểm mấu chốt của nợ xấu là tài sản bảo đảm (TSBĐ). Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu sẽ giúp xử lý TSBĐ được nhanh, thuận lợi hơn. Muốn vậy, phải để bên cho vay (Tổ chức tín dụng) có quyền thu giữ TSBĐ khi bên vay vi phạm cam kết không trả được nợ.Sau khi thu giữ TSBĐ, TCTD được bán TSBĐ theo giá thị trường, có thể thấp hơn giá trị sổ sách; TCTD chuyển nhượng, sang tên tài sản cho người mua; được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ; khi có tranh chấp khởi kiện ra tòa thì được giải quyết theo thủ tục rút gọn để rút ngắn quy trình, thủ tục tố tụng tại tòa án, giúp TCTD xử lý nhanh TSBĐ.Đây là những tiền đề cần thiết để hình thành thị trường mua - bán nợ theo thông lệ quốc tế và giúp các tổ chức quản lý tài sản, các công ty xử lý nợ, bao gồm cả Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) có thể giải quyết nhanh chóng khối lượng nợ xấu đã mua từ các TCTD.
-Thứ hai, NHNN có biện pháp quyết liệt để xác định số thực về quy mô và cơ cấu của nợ xấu hiện nay, từ số liệu này mới có thể áp dụng các giải pháp cụ thể
cho từng TCTD. Đối với từng ngân hàng, cần nâng cao năng lực tài chính như: chủ sở hữu, chất lượng tài sản. Bên cạnh việc xử lý dứt điểm nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro, phát mại tài sản, các ngân hàng có thể chuyển khoản nợ sang công ty chuyên xử lý nợ xấu. Để nâng cao chất lượng khoản nợ, ngân hàng cần tuân thủ nghiêm túc quy trình cho vay, thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát khoản vay đúng quy định. Bên cạnh đó, NHNN xử lý nghiêm hành vi che giấu nợ xấu. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số quy định về cách phân loại nợ, trích lập sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra...
-Thứ ba, với các TCTD yếu kém, có nguy cơ mất khả năng thanh khoản, biện pháp khả thi là sáp nhập, hoặc giải thể. Nếu không sáp nhập được thì các TCTD này sẽ đặt trong điều kiện kiểm soát đặc biệt của NHNN, nhằm từng bước xử lý các tồn đọng để đi tới giải thể.
4.2: Về phía các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu chủ lực ở Tây Nguyên
4.2.1: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động và nâng cao công nghệ sản xuất
-Thay đổi chính sách đầu tư cho công tác dạy nghề, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo nghề, hỗ trợ công tác giáo dục nghề nghiệp theo hướng khuyến khích người học, đổi mới chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm nâng cao cho các ngành lao động nặng nhọc, những công nhân có tay nghề cao
-Thực hiện phối hợp với việc đào tạo, tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng và năng lực nghề, mở rộng hình thức đào tạo nghề trong các doanh nghiệp.
- Tập trung đầu tư công nghệ sản xuất theo hướng tự động hóa, ứng dụng số hóa trong quản trị điều hành. Áp dụng hệ thống điều hành sản xuất trên nền tảng số hóa, kết nối các dây chuyền tự động toàn nhà máy, từng bước hình thành dây chuyền sản xuất thông minh, thực hiện quản trị thông minh xuyên suốt chuỗi giá trị từ đặt hàng, sản xuất đến phân phối, đáp ứng việc sản xuất hàng loạt theo yêu cầu riêng biệt của khách hàng, nâng cao tỷ lệ tự động hóa tại các nhà máy.
4.2.2: Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm
- Sử dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế như tăng cường khen thưởng vật chất và trách nhiệm đối với sản phẩm sảm xuất ra, có biện pháp kỷ luật thích đáng đối với công nhân làm sai hỏng không đúng tiêu chuẩn chất lượng.
– Nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chính trị tư tưởng tự kiểm tra cho công nhân. Đào tạo nâng cao tay nghề chuyên môn nghiệp vụ cho họ.
– Đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu đúng quy cách, chủng loại, chất lượng, thời gian vận chuyển và bảo quản. Thiết lập mối quan hệ có uy tín đối với nhà cung ứng nguyên vật liệu và với khách hàng.
– Cần áp dụng các biện pháp kiểm tra với quy mô sản xuất phù hợp với từng mặt hàng, có kỹ thuật kiểm tra đúng đắn.
– Cải tiến và hoàn thiện bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm của các cán bộ quản lý, động viên toàn thể công nhân trong doanh nghiệp tham gia vào quản lý chất lượng sản phẩm. Không ngừng phổ biến các kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao chất lượng sản phẩm. Cử cán bộ KCS đi học để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra.
– Các biện pháp kỹ thuật: Kiểm tra nghiêm ngặt sự tôn trọng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng đầy đủ các thông số kỹ thuật đã đề ra.
4.2.3: Nghiên cứu thị trưởng và mở rộng thị trường
- Cần khảo sát nhu cầu của thị trường trên cả ba mặt: thị phần, thị hiếu và giá cả để định hướng sản phẩm. Xác định tỷ trọng chế biến các loại sản phẩm phù hợp (bao nhiêu % sản phẩm sơ chế; % sản phẩm tinh chế), từ đó xây dựng chiến lược marketing phù hợp với năng lực tiềm tàng của các doanh nghiệp.
-Trước mắt, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong nước, đây là nhiệm vụ có vai trò quan trọng làm chỗ dựa cho xuất khẩu. Muốn vậy, cần tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
- Đối với thị trường xuất khẩu cần tổ chức nghiên cứu, phân tích và dự báo về nhu cầu, xu hướng tiêu thụ sản phẩm, biến động thị trường để xây dựng chiến lược phát triển theo hướng tăng dần xuất thành phẩm, giảm dần xuất thô.
-Đa dạng hóa thị trường, nhất là phát triển các thị trường tiềm năng, thị trường “ngách” nhằm tạo điều kiện tiêu thụ các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, trong đó quan tâm đặc biệt đến các thị trường Trung Quốc, EU và các nước tham gia hiệp định CPTPP, AEC, EEFTA. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần chủ động xây dựng các biện pháp phòng vệ thương mại thích hợp để đối phó tranh chấp, rào cản kỹ thuật về chất lượng, thuế bảo hộ sản phẩm chế biến...
4.2.4: Tăng cường khả năng sản xuất và cung ứng cầu
-Phải nâng cao nhận thức đầy đủ về vai trò năng suất lao động của doanh nghiệp đối với bộ máy quản lý, điều hành và người lao động; vì năng suất lao động là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ dài chứ không chỉ trong ngắn hạn và nâng cao thu nhập chính đáng của người lao động. Để làm được vấn đề này có hiệu quả thì vai trò công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên của các tổ chức Đảng là quan trọng; công tác truyền thông, tuyên truyền của các tổ chức chính trị – xã hội trong doanh nghiệp là rất cần thiết; công tác giáo dục, kết hợp với các biện pháp nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động, xây dựng tác phong làm việc của người lao động là trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, các cấp trong doanh nghiệp.
-Từ những thay đổi về nhận thức của bộ máy quản lý, điều hành và người lao động, doanh nghiệp cần phải thay đổi những chính sách về nguồn nhân lực như: chính sách, biện pháp sử dụng, quản lý nguồn nhân lực; chính sách đào tạo, tuyển dụng, thăng tiến, để người lao động có cơ hội học tập và phát triển; chính sách tiền lương phù hợp quy luật, để tiền lương thực sự là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy tăng năng suất lao động.
-Doanh nghiệp tự đánh giá trình độ khoa học, công nghệ và tổ chức sản xuất của mình để từ đó có giải pháp nâng cao trình độ khoa học của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và tổ chức sản xuất hợp lý. Việc nâng cao trình độ khoa học, áp dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình SXKD của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào yếu tố ngân sách của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được hay không, nhưng vai trò của yếu tố tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý lại phụ thuộc nhiều vào ý chí của bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp. Như vậy việc tổ chức lao động khoa học hợp lý không cần thiết phải chi phí tốn kém nhưng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, nếu người đứng đầu đơn vị, doang nghiệp quan tâm, tổ chức thực hiện.
-Nâng cao chất lượng và đổi mới biện pháp quản lý, điều hành doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế tri thức hiện nay. Muốn nâng cao chất lượng