CHƯƠNG 4 TỔNG KẾT 4.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Thị trường vốn của việt nam trong bối cảnh CMCN 4 0 (Trang 39 - 42)

18 DN BẢO HIỂM NHÂN THỌ 29 DN PHI NHÂN THỌ

CHƯƠNG 4 TỔNG KẾT 4.1 Kết luận

4.1. Kết luận

Năm 2018, quy mô huy động vốn và phát hành của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường cao nhất khu vực ASEAN. Mức độ phát hành thành công và huy động vốn thành công cho thấy khả năng cung ứng vốn của thị trường chứng khoán ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp đang rất tốt và bổ trợ cho nhau. Về giao dịch, cả thị trường trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đều có quy mô huy động vốn ngày càng gia tăng. Không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng kỳ hạn phát hành ngày càng dài hơn, lãi suất có xu hướng ngày càng giảm thấp. Bên cạnh đó, lãi suất phát hành của trái phiếu Chính phủ thành công luôn đạt ở mức giảm thấp. Tại thị trường thứ cấp, thanh khoản thị trường ngày càng cải thiện.

Khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2018 cũng tăng trưởng vượt bậc. Theo số liệu của Bộ Tài chính công bố, số lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành thành công trong năm 2018 còn lớn hơn số lượng trái phiếu Chính phủ phát hành thành công trong cùng năm. ở các thị trường vốn phát triển, việc phát hành trái phiếu chỉ dành cho các doanh nghiệp đã có quá trình phát triển và tích lũy uy tín thương hiệu. Cùng với đó, năng lực quản trị doanh nghiệp chất lượng, minh bạch và đủ chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát hành trái phiếu. Với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động quản trị doanh nghiệp có mức độ lan tỏa uy tín trên thị trường còn thấp thì việc phát hành trái phiếu thường khá khó khăn, không chỉ ở Việt Nam mà ở thị trường quốc tế cũng như vậy.

Về các công cụ đầu tư, hiện nay, các sản phẩm trên thị trường chứng khoán đã được đa dạng, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, cả trong nước và nước ngoài.

4.2. Giai pháp

Hiện tại, quy mô hệ thống tài chính Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn so với các nước trong khu vực, khả năng cung ứng vốn còn hạn chế, chưa phát huy hết vai trò là kênh dẫn vốn của nền kinh tế, tỷ lệ vốn hóa từ các thị trường như bất động sản, chứng khoán…

Vì vậy cần có các biện pháp giải quyết như: nới room cho nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán; rà soát các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh hạn chế với nhà đầu tư nước ngoài; quản lý nhà nước trên thị trường vốn; nghiên cứu điều chỉnh một số luật, nghị định liên quan đến huy động vốn để thị trường vốn có nhiều sản phẩm hơn…

- Tăng cường tính minh bạch của dữ liệu, thông tin, hiện đại hóa khung pháp lý và cơ sở hạ tầng thị trường, nâng cao năng lực giám sát. Bởi thị trường Việt Nam chưa có hệ thống giám sát hiệu quả để đảm bảo tính minh bạch của thị trường. Khung pháp lý còn yếu khiến cơ cấu thị trường chưa được định hình rõ ràng dẫn tới tình trạng bất ổn, những cơ hội xen lẫn thách thức và tác động khó lường của quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số... Hệ thống kiểm soát ngoại hối liên quan đến tự do hóa tài khoản vốn cũng là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta sẽ đi theo quan điểm rằng các chính sách tự do hóa tài khoản vốn tại Việt Nam phải rất thận trọng.

- Với thị trường chứng khoán, cần lồng ghép chiến lược cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vào phát triển thị trường.

- Tiếp tục sự ổn định của môi trường kinh tế xã hội và chính trị: cần tiếp tục các chính sách mở rộng thị trường tài chính cả về quy mô và chất lượng. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển vượt trước kế hoạch 4 năm. Chúng ta bây giờ cần phát triển hệ thống tài chính theo một lộ trình thích hợp, phù hợp với các chính sách mở cửa thị trường ( hỗ trợ cung thị trường; xấy dựng năng lực các trung gian thị trường; năng cao chất lượng các sản phẩm thị trường; cải thiện cơ sở hạ tầng thị trường vốn, hệ thống giao dịch, hệ thống cung cấp thông tin). Nghiên cứu dịch vụ quản lý tài sản thế chấp tập trung và

hoạt động giao dịch bảo đảm tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam; triển khai cơ chế tạo lập thị trường, phát hành Bộ nguyên tắc quản trị công ty; nghiên cứu triển khai nghiệp vụ giao dịch trong ngày và thanh toán chứng khoán chờ về.

- Nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường. Theo đó, triển khai Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiếp tục tái cấu trúc hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán để giảm số lượng, nâng cao chất lượng dịch vụ; thực hiện giám sát dự vào rủi ro trên cơ sở quy chế hướng dẫn phân loại và cảnh báo sớm các tổ chức kinh doanh chứng khoán.

- Triển khai các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ hạng thị trường cận biên lên hạng thị trường mới nổi trên bảng xếp hạng MSCI và FTSE.

TÀI LIỆU HAM KHẢO

Thông báo báo cáo thị trường tài chính http://nfsc.gov.vn/vi/thong-cao-bao-chi-bao-cao-tong-quan-thi- truong-tai-chinh-2017-2/

Hội thảo tổng quan thị trường tài chính http://nfsc.gov.vn/vi/hoi-thao-tong-quan-thi-truong-tai-chinh- viet-nam-2018-2/

Một phần của tài liệu Thị trường vốn của việt nam trong bối cảnh CMCN 4 0 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w