DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK
2.16 Nhận xét chung về môi trường kinh doanh 2.16.1 Môi trường kinh tế
So với các năm trước đây, từ đầu năm đến nay của năm 2008 Việt nam cũng đã đạt được những thành tựu trên các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị và ngoại giao. Tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng gần 7% với những lực đẩy chính là tiêu thụ nội địa và thu hút vốn đầu tư cao nhất từ trước đến nay. Trong 09 tháng đầu năm nguồn vốn nước ngoài đạt 45.7 tỉ đô la Mỹ, vượt xa con số 27.3 tỉ đô la Mỹ của năm 2007, tăng 398.5% so với cùng kỳ (trích nguồn Báo Kính tế - đầu tư). Sự phát triển mạnh mẽ này đã thu hút khá nhiều tập đoàn tài chính nước ngoài vào Việt Nam. Thị trường tài chính ngân hàng cũng có những khởi sắc, đánh dấu một bước phát triển cả về lượng và chất của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
2.16.2 Môi trường chính trị, pháp luật
Việt Nam là quốc gia được đánh giá là một nước có nền chính trị ổn định nhất trên thế giới. Do vậy rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài muốn tham gia vào thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, hệ thống pháp luật đã và đang ngày càng cải thiện để hoà nhập với nền kinh tế thế giới, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài.
2.16.3 Môi trường lao động
Đối với các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng thì lực lượng lao động là yếu tố quan trọng. Vì vậy, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực. Trong những năm sắp tới, lực lượng lao động trẻ, có năng lực và có trình độ cao đang dần được gia tăng tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
2.16.4 Môi trường cạnh tranh
Trong điều kiện canh tranh khốc liệt hiện nay, nhiều Ngân hàng cổ phần đã lựa chọn cho mình các đối tác chiến lược về vốn và năng lực quản trị. Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn đã chuyển đổi mô hình kinh doanh sang Ngân hàng cổ phần đô thị. Nhiều lĩnh vực chứng kiến sự tăng trưởng hợp tác giữa các ngân hàng nước ngoài và trong nước.
Năm qua, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã tạo điều kiện cho Techcombank có một năm đáng nhớ với các đổi mới đột phá, tạo thế và lực cho sự tăng trưởng. Tuy vậy, canh tranh gia tăng trong ngành ngân hàng và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn cũng có phần ảnh hưởng bất lợi đến kết quả hoạt động của Techcombank.
2.17 Định hướng phát triển của dịch vụ tín dụng tại ngân hàng Techcombank Với nhiệm vụ góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nói chung, ngành ngân hàng Việt Nam sẽ nhiều nhiều cơ hội và không ít khó khăn, thách thức vì sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài cùng những biến động trên thị trường tài chính trong nước và khu vực. Điều này đòi hỏi toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, các đơn vị nói riêng phải có biện pháp, chính sách phù hợp, hoạt động có hiệu quả hơn trong tình hình mới. Nhận thức được vấn đề, ngân hàng Techcombank đã đề ra phương hướng cụ thể trong hoạt động:
Tiếp tụcphát huy những kết quả, thành tích đã đạt được, phục vụ tốt nhu cầu về vốn phát triển sản xuất của thị trường. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở tôn trọng pháp luật, các quy định của ngân hàng Nhà nước.
Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cung ứng, mở rộng nghiệp vụ
Mở rộng địa bàn hoạt động, tích cực nghiên cứu, tìm kiếm những đoạn thị trường mới có triển vọng.
Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm các khách hàng lớn, các doanh nghiệp, các công ty TNHH, thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng.
2.18 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện Quy trình tín dụng tại ngân hàng Techcombank
2.18.1 Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực:
Với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh rộng khắp như hiện nay, việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực trở thành một vấn đề cốt lõi quyết định đến sự phát triển củaTechcombank. Điều này đặc biệt quan trọng tại bộ phận tín dụng, một bộ phận đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu, khả năng giải quyết công việc nhanh nhạy, chủ động chính xác. Việc đào tạo một đội ngũ chuyên viên khách hàng có trình độ cao, thông thạo công việc là một vấn đề hết sức cần thiết. Hơn nữa, với tính chuyên biệt của quy trình tín dụng tại Techcombank, việc đào tạo chuyên viên khách hàng cần có tính chuyên môn hoá cao, đào tạo sâu, tuỳ thuộc vào công việc mà CVKH sẽ thực hiện tại
Đơn vị hoặc Trung tâm giao dịch Hội sở:
Tổ chức các khoá học nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho các CVKH tại các đơn vị mỗi năm ít nhất một lần để câpj nhật những kiến thức mới, những thay đổi trong quy định về quy trình tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nói chung và của Techcombank nói riêng. Đặc biệt cần có chương trình đào tạo riêng cho CVKH mới được tuyển dụng để làm quen với quy trình và thích nghi với môi trường làm việc.
Đối với các CVKH tại các đơn vị do phải trực tiếp tiếp xúc và tìm hiểu về khách hàng, nên ngoài kiến thức chuyên môn về tín dụng, các CVKH tại các đơn vị cũng cần được đào tạo về kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, cũng như thông thạo ngoại ngữ để tự tin và tăng hiệu quả khi làm việc.
Đề ra các chính sách đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật hợp lý để khuyến khích các CVKH tại các đơn vị có động lực tốt để hoàn thành công việc.
2.18.2 Đơn giản hoá thủ tục và quy trình:
Mặc dù đã có một quy trình tín dụng khá hoàn chỉnh, tuy nhiên, để rút ngắn thời gian và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng, quy trình tín dụng của Techcombank cần được đơn giản hoá hơn nữa:
• Đối với những khách hàng lớn và có uy tín và lâu năm của Techcombank, mỗi khi có nhu cầu vay vốn và có thể giản lựơc bớt việc phân tích và phê duyệt qua qúa nhiều cấp và giai đoạn để đẩy nhanh tiến độ quy trình, tạo được sự tín nhiệm của khách hàng và có được sự cam kết sử dụng dịch vụ lâu dài.
• Khi tiến hành một quy trình tín dụng tại Techcombank phải trải qua từ 2 đến 3 cấp phê duyệt. Thời gian chờ phê duyệt thường chiếm một nửa thời gian của quy trình. Do đó, để rút ngắn quãng thời gian này, cần quyđịnh cán bộ chuyên trách chịu trách nhiệm phê duyệt các giấy tờ liên quan đến hoạt động tín dụng, đồng thời quy định một khung giờ nhất định trong ngày để các cấp lãnh đạo chuyên trách tập trung giải quyết các vấn đề phát sinh trong quy trình thực hiện các thủ tục tín dụng.
2.18.3 Kết hợp chặt chẽ đồng bộ hoạt động tín dụng:
Do đặc thù của hoạt động tín dụng tại Techcombank được chia làm 3 giai đoạn khá độc lập, đôi khi gây ra sự không đồng bộ và thống nhất giữa bộ phận tín dụng tại đơn vị và bộ phận hỗ trợ và quản lý tín dụng, ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng trong quá trình giải ngân. Vì vậy, để tăng tính hoàn thiện của quy trình, cần nâng cao hơn nữa sự kết hợp chặt chẽ và đảm bảo thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời giữa
các bộphận có liên quan.
• Bộ phận CVKH tại các đơn vị sau khi tiến hành tiếp xúc, nghiên cứu khách hàng cũng như các đối tác của họ cần có bản Báo cáo chi tiết gửi lên Ban lãnh đạo để có thể nắm được tình hình quan hệ của khách hàng, tình hình tài chính cũng như phương án kinh doanh của khách hàng, mối quan hệ và mức độ tin tưởng của khách hàng đối với đối tác của họ. Từ đó các CVKH có được thông tin và ý kiến chỉ đạo một cách nhanh nhất từ đó đạt được sự linh hoạt nhất định trong quá trình tiến hành các nghiệp vụ tín dụng, đặc biệt quá trình thẩm định và phân tích tín dụng.
• Các chuyên viên thẩm định và tái thẩm định cũng như chuyên viên quản lý và hỗ trợ tín dụng trong quá trình thẩm định và tiến hành nghiệp vụ tín dụng nếu thấy bất kỳ vấn đề gì phát sinh có thể ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng hay ngân hàng cần phải có thông tin phản hồi kịp thời tới các đơn vị và phòng ban có liên quan để xử lý kịp thời, thông báo và kết hợp với các khách hàng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng nhất đảm bảo thực hiện đúng quy trình tín dụng chung cũng như chất lượng dịch vụ của ngân hàng, đảm bảo quyền lợi cho cả khách hàng và ngân hàng.
KẾT LUẬN
Tín dụng hiện đang được các Ngân hàng tích cực khai thác triển khai, và trong tương lai sẽ còn tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển hơn nữa của nền kinh tế. Và chắc chắn rằng, Ngân hàng TMCP Kỹ thương sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của chất lượng tín dụng nói riêng cũng như toàn bộ các dịch vụ Ngân hàng nói chung để đem đến cho người sử dụng sự hài lòng cao nhất.
Với một khoảng thời gian tìm hiểu hoạt động tín dụng tại ngân hàng Techcombank, hiểu rõ và nhận thấy những điểm mạnh cũng như điểm yếu của quy trình, chúng em mạnh dạn đề ra một vài giải pháp với mong muốn hoàn thiện và nâng cao chất lượng của dịch vụ tín dụng tại Techcombank. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, năm 2009 gần kề và việc mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ trong nước đồng thời với cam kết mở cửa dần lĩnh vực Ngân hàng. Vì vậy, với tư cách là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, để quy trình tín dụng tại Techcombank thực sự trở nên chuyên nghiệp đòi hỏi sự kết hợp và áp dụng thống nhất các giải pháp cũng như sự đầu tư đúng mức của các cấp lãnh đạo cũng như sự minh bạch, rõ ràng của pháp luật trong lĩnh vực tài chính nói chung và tín dụng nói riêng.