5.1. Về mô hình
Mô hình gốc đã mắc phải khuyết tật tự tương quan, là do mô hình sử dụng dữ liệu vĩ mô chuỗi thời gian. Tuy nhiên,sau khi khắc phục được hiện tượng tự tương quan, mô hình mới đã không còn mắc khuyết tật đa cộng tuyến, không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi, hiện tượng tự tương quan, mô hình không bỏ sót biến và mô hình đã có sai số tuân theo phân phối chuẩn.
Mô hình chỉ giải thích 44,9821% biến phụ thuộc, sự phụ thuộc không được cao do có nhiều nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên, chỉ số GDP bình quân
đầu người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ có CPI,NX, FDI, mà còn phụ thuộc vào tiêu dùng (C), công nghệ (E), trình độ phát triển,... Bên cạnh đó, các chỉ số vĩ mô cũng thường ảnh hưởng đến nhau, ví dụ sự thay đổi GDP hàng năm sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài năm sau. Ngoài ra, cách tính GDP của nhiều nước cũng khác nhau, do đó dữ liệu có thể không thống nhất, chưa được chính xác hoàn toàn.
5.2. Về cải thiện GDP bình quân đầu người
5.2.1. Đối với chỉ số giá tiêu dùng CPI
Theo mô hình, khi CPI tăng thì GDP sẽ giảm, do đó muốn tăng GDP thì cần phải kiểm soát chặt chẽ cung tiền. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ hợp lý, tránh tăng lãi suất. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể cắt giảm một số chi tiêu công như mua sắm xe công, chi phí hội họp, quan trọng hơn là thay đổi cơ chế kiểm soát giá, khôi phục và phát triển thị trường vốn, và minh bạch cách tính toán số liệu, thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan.
5.2.2. Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Theo kết quả mô hình, khi xuất khẩu ròng tăng thì GDP tăng. Do đó, để tăng xuất khẩu, cần xây dựng mặt hàng chủ lực, đẩy mạnh đầu tư vào xuất khẩu, lập khu chế xuất, Nhà nước đảm bảo tín dụng cho xuất khẩu, thực hiện trợ cấp tín dụng xuất khẩu, miễn giảm thuế và hoàn thuế.Công khai hóa tiêu chuẩn áp dụng, đơn vị thực hiện kiểm tra, thời gian và chi phí đối với từng mặt hàng cụ thể. Tiếp tục rà soát và cập nhật danh mục các mặt hàng không thiết yếu, các mặt hàng trong nước đã sản xuất được để có biện pháp kiểm soát nhập khẩu.Mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các đàm phán trong khu vực và trên thế giới. Ngược lại, để bảo vệ thị trường hàng hóa trong nước, cần điều hòa giữa việc mở rộng đầu tư nước ngoài và hạn chế nhập khẩu.
5.2.3. Đối với xuất khẩu ròng NX
Theo mô hình, tăng FDI sẽ dẫn đến tăng GDP, do đó các nước cần phải gia tăng thu hút vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, tránh trường hợp lãng phí nguồn vốn quan trọng hay các doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng chính sách thu hút vốn để trốn thuế.
Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài thực hiện cơ chế một cửa trong việc giải quyết thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư và tập trung hướng đến các ngành quan trọng.
Tăng cường sự quản lí của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, cùng với sự hướng dẫn tận tình của Ths. Nguyễn Thúy Quỳnh, chúng em đã hoàn thành được bài tiểu luận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến GDP bình quân đầu người dựa trên kiến thức của học phần Kinh tế lượng. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em không chỉ hiểu hơn về những kiến thức trên lớp, hơn nữa từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng em có thể giải thích được tương đối đầy đủ sự ảnh hưởng của các yếu tố chỉ số giá tiêu dùng (CPI), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu ròng (NX) đến GDP bình quân đầu người.
Dựa trên những nghiên cứu trên, có thể thấy tác động của mỗi yếu tố đều rất quan trọng đối với GDP, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu ròng (NX) có ảnh hưởng thuận chiều và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có ảnh hưởng làm giảm GDP. Như vậy, chỉnh phủ nên cân nhắc thực hiện kết hợp các chính sách, biện pháp kinh tế vĩ mô thích hợp để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào các mặt hàng nhập khẩu và giữ lạm phát ở mức thích hợp.
Có được kết quả trên , chúng em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thúy Quỳnh. Bài tiểu luận có thể còn nhiều thiếu sót, nhầm lẫn, mô hình xây dựng có thể chưa thực sự giải thích được vấn đề hay các giải pháp đưa ra chưa có ý nghĩa thực tế, chúng em rất mong nhận được sự góp ý, giải thích của cô để hoàn thiện và áp dụng được kiến thức của môn học cho các nghiên cứu sau này.