CẢI THIỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA AKIO TOYODA
3.1. Phong cách lãnh đạo của Akio Toyoda và ưu nhược điểm:3.1.1.Phong cách lãnh đạo của Akio Toyoda 3.1.1.Phong cách lãnh đạo của Akio Toyoda
Đường lối lãnh đạo của Akio Toyoda là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc truyền cảm hứng đến nhân viên ( Phong cách lãnh đạo chuyển đổi) và hóa thân thành nhân viên ( Phong cách lãnh đạo hóa thân thành nhân viên).
Nhìn chung, lãnh đạo bằng cách truyền cảm hứng cho nhân viên được thực hiện bằng cách gây ảnh hưởng lên toàn bộ tổ chức và niềm tin của toàn thể nhân viên thông qua việc thu thập ý kiến và sự quyết tâm của nhân viên, sau đó khuyến khích họ phát huy hết khả năng để thực hiện theo những chiến lược được đề ra từ người lãnh đạo.
Những nhà lãnh đạo giỏi trong việc truyền cảm hứng cho nhân viên là những người biết cách thu thập ý kiến từ nhân viên hơn là bác bỏ nó, họ sẽ khuyến khích nhân viên bằng cách đồng bộ hóa tầm nhìn chiến lược của mình với nhân viên.
Đường lối lãnh đạo truyền cảm hứng là việc thể hiện uy tín, kích thích trí tuệ và xem xét từng cá nhân có khả năng mang lại thay đổi cho tổ chức. Những nhà lãnh đạo theo đường lối này buộc phải thay đổi toàn bộ tổ chức để phù hợp với nhận thức và chiến lược mới.
Akio Toyoda là một người rất có chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc đối nhân xử thế, vì vậy ông đã tạo được một uy tín rất lớn và luôn được kính trọng bởi các nhân viên của mình. Ông cũng có tầm nhìn chiến lược rất tốt, ông luôn thực hiện những đổi mới tại Toyota và luôn kích thích trí tuệ của nhân viên. Ví dụ điển hình cho điều này là ông đã mạnh dạn bác bỏ phương pháp thiết kế lại nhà máy và cách thức điều hành của người chủ tịch tiền nhiệm.
Tháng 2 năm 2010, Chủ tịch của tập đoàn Toyota đã phải tham dự buổi điều trần của Quốc hội Mỹ về những khuyết tật của hãng xe hơi này do lỗi tăng ga đột ngột,
được coi là nguyên nhân của 34 vụ tai nạn giao thông gây chết người tại Mỹ. Tại đây, ông đã nhắc đi nhắc lại lời xin lỗi với Quốc hội và người dân Mỹ về những sự cố kỹ thuật gây mất an toàn của sản phẩm xe Toyota : “ Tôi vô cùng xin lỗi...Tên của tôi có trên mỗi chiếc xe. Tôi hứa danh dự rằng Toyota sẽ làm việc hết sức và không ngừng nghỉ để khôi phục niềm tin nơi khách hàng”.
Sau buổi điều trần, ông đã có buổi gặp gỡ nhân viên, cảm ơn họ vì sự ủng hộ công ty trong khủng hoảng, trong lời phát biểu của mình, ông đã bật khóc: “Khi phải điều trần trước Quốc hội Mỹ, tôi không thấy cô đơn. Các bạn, những đồng nghiệp của tôi trên toàn nước nước Mỹ và khắp thế giới đều ở bên tôi. Các bạn đã có mặt bên tôi, cổ vũ và chia sẻ. Không gì có thể diễn tả hết hết lòng biết ơn những gì các bạn đã dành cho tôi, cho công ty. Tôi chỉ có thể nói một câu đơn giản thế này: Cảm ơn các bạn rất nhiều. Chúng ta, những thành viên Toyota trên toàn thế giới cần suy nghĩ lại mọi chuyện trong hoạt động của chúng ta để giành lại niềm tin khách hàng", ông Akio Toyoda kết thúc bài phát biểu trong nước mắt.
Đây có thể coi là một minh chứng rõ ràng trong việc xây dựng quan hệ, xây dựng niềm tin cho nhân viên của chủ tịch Akio Toyoda.
Ngoài ra, một đặc điểm đáng chú ý của Toyoda là ông ấy biết làm thế nào để được vui vẻ. Ví dụ, trong các cuộc họp báo anh ấy ăn mặc trang phục kỳ lạ đầy màu sắc. Tư tưởng của ông về việc "vui vẻ" cho môi trường doanh nghiệp bằng cách nào đó đã làm tăng lợi nhuận, năng suất và hiệu quả trong công ty của họ. Ví dụ, trong cuộc phỏng vấn với Automotive News, ông đã viết: "Tôi đã luôn nói hai điều: Hãy làm những chiếc xe tốt hơn. Và nếu nó không mang lại niềm vui, thì đó không phải là một chiếc xe. "
3.1.2.Ưu nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Akio Toyoda:
a. Ưu điểm:
Phong cách lãnh đạo kết hợp giữa việc truyền cảm hứng cho nhân viên và hóa thân thành nhân viên của Akio Toyoda là một phong cách lãnh đạo độc đáo.
Đầu tiên, phong cách này giúp nhà lãnh đạo đưa ra những chiến lược, tầm nhìn sáng suốt trong kinh doanh thông qua việc hoạch định và thu nhận thông tin phản hồi đóng góp của nhân viên để kịp thời có những điều chỉnh phú hợp.
Thứ hai, việc đồng bộ hóa tầm nhìn và tạo động lực cho nhân viên hướng về mục tiêu chung của tập thể thay vì lợi ích cá nhân, khuyến khích động viên và đặt ra những kì vọng cao cho họ sẽ giúp công ty đạt được những thành quả cao hơn.
Thứ ba, nhà lãnh đạo xem mình như một nhân viên sẽ dễ dàng nắm bắt được những mong muốn của nhân viên, đồng thời tạo ra được sự kính trọng thay vì sử dụng lối lãnh đạo áp đặt chuyên quyền. Môi trường làm việc trở nên cởi mở, thoải mái.