1.1. Rủi ro đến từ đối thủ cạnh tranh:
Mô hình co-working space đang là một trào lưu đang lên hiện nay. Tại Việt Nam, trào lưu này nóng lên từ khi các tinh thần start-up lên ngôi. Nhất là khi nơi mà cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama hay CEO Google Sundar Pichai tiếp xúc với giới trẻ khi thăm Việt Nam là những co-working space có tiếng. Chính vì thế khi mô hình art working space ra đời sẽ phải chịu những sự cạnh tranh khốc liệt đối với các co-working space của các thương hiệu khác.
1.2. Rủi ro về tính bền vững:
Không gian làm việc chung vẫn là một mô hình mới và chưa được kiểm chứng về tính bền vững. Việc các đơn vị kinh doanh và vận hành không gian làm việc chung có duy trì được tốc độ tăng trưởng như hiện nay hay không vẫn còn là một câu hỏi.
Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của các không gian làm việc chung tại Hà Nội và TP.HCM khiến cho chủ các tòa nhà văn phòng phải cân nhắc và đánh giá lợi ích của việc cho thuê diện tích đối với các khách thuê này.
Trước thực tế đó, CBRE đã thực hiện một khảo sát đối với chủ các tòa nhà văn phòng truyền thống về mô hình này tại Việt Nam. Việc các đơn vị kinh doanh và vận hành không gian làm việc chung có duy trì được tốc độ tăng trưởng như hiện nay hay không vẫn còn là một câu hỏi, dẫn đến câu hỏi về khả năng theo đuổi các cam kết của một hợp đồng thuê dài hạn.
Cũng theo khảo sát của CBRE, việc kết hợp các nhóm khách thuê là các công ty đa quốc gia truyền thống với các khách thuê là các doanh nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ, năng động trong một tòa văn phòng có thể không phù hợp với hình ảnh chuyên nghiệp của các tòa nhà văn phòng truyền thống.
Tính đến tháng 6/2017, diện tích không gian làm việc chung chỉ chiếm 0,5% diện tích văn phòng truyền thống hạng A và B tại Hà Nội và TP.HCM. Thậm chí nếu tốc độ tăng trưởng tiếp tục duy trì ở mức 50% mỗi năm như hiện tại, thì diện tích không gian
làm việc chung sẽ chỉ chiếm 2% diện tích văn phòng truyền thống hạng A và hạng B tại hai thành phố này vào năm 2020.
1.3. Rủi ro về chi phí:
Giá thuê chỗ ngồi tại các co-working space có nhiều mức, chênh lệch lớn giữa những địa điểm "đẳng cấp", quy mô lớn lên tới hàng nghìn mét vuông và những nơi bình dân, chỉ 100-300 m2.
Tập hợp các nhóm khởi nghiệp hoặc doanh nhân trẻ ở nhiều lĩnh vực cùng chia sẻ không gian làm việc, cung cấp dịch vụ với nhiều tiện ích giúp chiết giảm chi phí cố định tới 50%, mô hình kinh doanh co-working space tưởng sẽ dễ dàng thành công nhưng thực tế không như vậy. Bỏ vốn lớn, mất thời gian tạo cộng đồng nhưng thu lãi chậm, không ít chủ đầu tư nhận về thất bại.
1.4. Rủi ro về không gian:
Nếu không gian nhỏ và chỉ cho phép một vài chục người làm việc thì đa phần sẽ trở thành một không gian dành riêng cho một nhóm đặc thù nào đó. Điều này đi ngược lại công thức thành công của co-working space.
2. Giải pháp:
- Cần có kế hoạch nguồn tài chính cân đối bởi dù nguồn tài chính của doanh nghiệp có dồi dào cỡ nào nhưng không cân đối thì sớm muộn dự án ấy cũng đóng cửa
- Tập trung vào một phân khúc khách hàng nhất định để giảm thiểu chi phí, giảm rủi ro, tạo sự trung thành với thương hiệu và giúp xây dựng cộng đồng. Dựa vào sự tiến hành khảo sát với 200 người về nhu cầu sử dụng thì thu được những con số như sau. Có đến 71% người sử dụng có độ tuổi từ 15-35 tuổi chính vì thế độ tuổi và Art Coworking Space hướng đến là độ tuổi từ 15-35 đặc biệt là những người yêu thích
nghệ thuật, cần một không gian để học tập, làm việc và trau đổi kiến thức. Ở Art
Coworking Space chúng tôi sẽ tạo ra một không gian sáng tạo với đầy đủ những tài
một không gian tốt nhất đáp ứng nhu cầu về sở thích và đam mê nghệ thuật của bản thân.
- Tập trung vào những trải nghiệm của khách hàng. Trên thực tế đa phần các co- working space chưa tạo được nhiều giá trị cho khách hàng ngoài không gian. Với art working space chúng tôi sẽ tổ chức những workshop trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ những kiến thức. Ví dụ như những buổi workshop về sửa chữa CV, workshop về những phần mềm thiết kế như Photoshop, Adobe Illustrator,… để khách hàng được trải nghiệm nhiều giá trị hơn khi sử dụng không gian tại đây. Trải nghiệm đủ tốt, giá trị đủ nhiều thì khách hàng sẽ quen với thương hiệu và không muốn đổi sang những sản phẩm khác.