Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế quốc tế những tác động của khu vực thương mại tự do AIFTA tới nền kinh tế việt nam (Trang 26 - 27)

2. Một số biện pháp của doanh nghiệp

1.13 Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ

Hiện nay, Chương trình Thương hiệu Quốc gia là chương trình duy nhất của Chính phủ với mục đích quảng bá các hình ảnh thương hiệu quốc gia thông qua các thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ và hàng hóa, giao cho Bộ Công Thương chủ trì. Chương trình đã thúc đẩy phát triển, xây dựng được thương hiệu Việt Nam, thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương, thương hiệu ngành hàng… để sản phẩm của Việt Nam có chỗ đứng tại thị trường trong nước cũng như vươn ra thế giới.Mục tiêu của chương trình này cũng giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực trong việc xây dựng, quảng bá, phát triển, bảo vệ thương hiệu. Bên cạnh đó, lựa chọn các thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam để hỗ trợ và phát triển theo các giá trị của Chương trình là "chất lượng-đổi mới, sáng tạo-năng lực tiên phong". Ngoài ra, quảng bá hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị này trên thị trường trong nước và thị trường thế giới tới các đối tượng mục tiêu.

Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu theo ngành hàng thông qua các hiệp hội, ngành hàng có năng lực cạnh tranh xuất khẩu cũng như xây dựng và thực hiện chiến lược cho ngành. Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường quảng bá sản phẩm đạt thương hiệu thông qua các sự kiện thương mại quốc tế…Các chuyên gia nước ngoài cho rằng, nếu sản phẩm tốt, chất lượng cao cũng như giá cả hợp lý, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhưng không có thương hiệu, không được người tiêu

dùng biết đến thì sản phẩm đó khó phát triển được. Việt Nam tuy đã có nhiều sản phẩm chất lượng nhưng việc xây dựng thương hiệu quốc gia vẫn còn nhiều hạn chế.

Vì vậy thời gian tới, Chương trình Thương hiệu Quốc gia sẽ tiếp tục triển khai hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, là hỗ trợ cho các doanh nghiệp để đạt tiêu chuẩn quốc gia; tham gia các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia cũng như hỗ trợ, quảng bá cung cấp thông tin về thị trường; tổ chức các lớp nâng cao kỹ năng phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại và đặc biệt là tham gia các Chương trình Tự hào Thương hiệu Quốc gia, để chia sẻ, học tập kinh nghiệm và áp dụng vào doanh nghiệp…Bên cạnh đó, chia sẻ thông tin, kết nối với thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, để doanh các doanh nghiệp có điều kiện giới thiệu quảng bá thương hiệu của mình. Bộ Công Thương cũng sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu hỗ trợ các doanh nghiệp nông sản, xây dựng đăng ký bảo hộ, chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm nông sản.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế quốc tế những tác động của khu vực thương mại tự do AIFTA tới nền kinh tế việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w