Bổ sung, hoàn thiện các chính sách ưu đã

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp của việt nam sang lào (Trang 38 - 40)

Để tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào, Chính phủ cần bổ sung, hoàn thiện hệ thống các chính sách ưu đãi. Cụ thể như sau:

- Chính sách về tín dụng

Đối với một số dự án đầu tư để thực hiện mục tiêu quan trọng, có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của nước ta như sản xuất điện xuất khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thiết yếu phục vụ sản xuất, chế biến trong nước, dự án có tác động mạnh đến tăng cường quốc phòng an ninh, Chính phủ nên có các chính sách ưu đãi về tín dụng như:

+ Giao một số ngân hàng Việt Nam thu xếp một phần nguồn vốn thực hiện dự án hoặc được chính phủ Việt Nam xem xét bảo lãnh cho các khoản vay thực hiện dự án, nhất là các khoản tín dụng trung, dài hạn. Ban hành hướng dẫn cụ thể cơ chế tiếp cận nguồn vốn, các quy định ưu đãi của khoản vay, bảo lãnh, bảo đảm tính minh bạch.

+ Nghiên cứu, lựa chọn một số ngân hàng thương mại nhà nước để cung cấp nguồn tài chính hỗ trợ cho đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào.

+ Áp dụng các điều kiện, cơ chế linh hoạt hơn quy định chung về hạn mức tín dụng cho vay, về tài sản bảo đảm cho các khoản vay để các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư.

+ Khuyến khích, tạo điều kiện để các chi nhánh ngân hàng Việt Nam tại Lào mở rộng quy mô, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào.

- Chính sách về thuế

Chính phủ cũng nên nghiên cứu, xây dựng chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trong một số lĩnh vực đặc thù như sản xuất điện xuất khẩu về Việt Nam, cung cấp nguyên liệu, khai thác một số khoáng sản thiết yếu phục vụ sản xuất, chế biến trong nước.

- Chính sách về lao động

Để giúp doanh nghiệp đối phó với tình trạng thiếu lao động tại Lào, Chính phủ nên nghiên cứu, xây dựng các chính sách đối với các doanh nghiệp đầu tư vào Lào:

+ Chính sách hỗ trợ đào tạo lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào

+ Cơ chế đặc thù về tiền lương, bảo hiểm và các chế độ khác đối với người lao động Việt Nam làm việc trong các dự án của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào.

+ Chính sách và chế độ đối với lao động trong doanh nghiệp làm việc tại các dự án ở khu vực đặc biệt khó khăn của Lào.

- Sửa đổi cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới Việt Nam - Lào

Khu vực biên giới hai nước là khu vực kinh tế - xã hội kém phát triển, lại có vị trí nhạy cảm, có liên quan tới vấn đề an - ninh quốc phòng của hai nước nên được Chính phủ hai nước đặc biệt quan tâm và khuyến khích đầu tư. Để thu hút được

nhiều hơn các dự án đầu tư vào khu vực này, Chính phủ cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới Việt Nam - Lào.

- Xây dựng các chính sách hỗ trợ cụ thể đối với một số dự án ưu tiên

Xây dựng các chính sách cụ thể hỗ trợ đối với một số dự án đầu tư lớn tại Lào trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, các dự án liên quan đến an ninh- quốc phòng.

- Tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào

Cập nhật các cơ chế, chính sách về đầu tư nước ngoài của Lào và thông báo kịp thời cho các doanh nghiệp Việt Nam. Biên soạn, phổ biến tài liệu về luật pháp, chính sách, môi trường và cơ hội đầu tư tại Lào và giúp doanh nghiệp hiểu rõ luật pháp, phong tục tập quán, đặc điểm nhân lực của Lào từ đó thích nghi tốt hơn với môi trường đầu tư tại Lào.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp của việt nam sang lào (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w