Phát triển CSA ở Philippines

Một phần của tài liệu tiểu luận phân tích chi phí lợi ích kinh nghiệm phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại các quốc gia trên thế giới và bài (Trang 26 - 34)

Khả năng thích ứng, chống chịu của nền nông nghiệp quốc gia trước thay đổi khí hậu là chìa khóa để cho chính phủ có thể ổn định an ninh lương thực, cũng như kết hợp với phát triển bền vững. Điều này được thể hiện trong một số chính sách và thể chế và đưa vào trong các hoạt động cụ thể như sau.

2.4.1. Các chính sách và thể chế

2.4.1.1. Hệ thống các cơ quan tham gia

Ủy ban biến đổi khí hậu của Philippines (Philippines’ Climate Change Commission – ký hiệu CCC) được tạo ra bởi hiệu lực của đạo luật về biến đổi khí hậu 2009 (ký hiệu RA9729) và là cơ quan đi đầu trong đưa ra cách chính sách, chịu trách nhiệm điều phối, giám sát và đánh giá các chương trình về biến đổi khí hậu của quốc gia và có các kế hoạch hành động. Ban cố vấn của CCC bao gồm các cơ quan chính phủ như Bộ Nông nghiệp (Department of Agriculture – ký hiệu DA), Bộ Tài nguyên và Khoáng sản tự nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ, và Cục phát triển Kinh tế quốc gia (the National Economic Development Authority – ký hiệu NEDA), các đơn vị hành chính cấp địa phương, các đại diện từ giới nghiên cứu, khu vực kinh doanh và các tổ chức phi chính phủ NGOs. Ủy ban biến đổi khí hậu CCC họp 3 tháng một lần và hiện tại đang tập trung vào giúp các đơn vị hành chính địa phương phát kế hoạch hành động của riêng họ. Ủy ban này còn hỗ trợ cho các nỗ lực để giảm thải khí nhà xanh và cùng với Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu nguy cơ thiên tai quốc gia (National Disaster Risk Reduction and Management Council – ký hiệu NDRRMC), đẩy mạnh các hành động tăng tính chống chịu với các thảm họa thiên nhiên (ví dụ như việc sử dụng hệ thống cảnh bảo). Trong CCC, DA là cơ quan chịu trách nhiệm về đảm bảo an ninh lương thực. Thông qua CCC, Philippines đã đệ trình Đóng góp do quốc gia tự quyết định (Nationally Determined Contributions – ký hiệu NDC), trong đó đã xác định các giải pháp cho giảm thiểu khí thải và thích ứng.

Ở trong Bộ Nông nghiệp DA, thì văn phòng Systems-Wide Climate Change, ký hiệu SWCCO hoạt động như cơ quan xúc tác, điều phối và giám sát trong tạo xu hướng thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp. Cơ quan này cũng đưa ra sáng kiến về sức chống chịu trong khu vực nông-ngư, thông qua chương trình Sáng kiến trong thích ứng và giảm thiểu (Adaptation and Mitigation Initiative – ký hiệu AMIA), bằng cách giúp đỡ các cư dân địa phương phác thảo và hoàn thiện chiến lược trong quản lý các rủi ro liên quan đến khí hậu, với việc kết hợp với các văn phòng làm việc tại hiện trường địa phương (Regional Field Offices – ký hiệu RFOs). Ở cấp độ địa phương, các RFOs chịu trách nhiệm hoàn thiện các chương trình quốc gia, ví dụ như chương trình AMIA, chương trình

về gạo, trong sự kết hợp chặt chẽ với LGUs. Các văn phòng làm việc tại hiện trường này chủ yếu tham gia vào các hoạt động chia sẻ thông tin và mở rộng kiến thức cho nông dân, trong khi chỉ số ít, như Hội đồng chính sách tín dụng nông nghiệp (Agricultural Credit Policy Council, ký hiệu ACPC) và Tập đoàn bảo hiểm nông nghiệp Philippines (Philippine Crop Insurance Corporation, ký hiệu PCIC) thì cung cấp các khoản hỗ trợ cho cho các chương trình tăng sức chống chịu của nông sản với biến đổi khí hậu. Phần lớn các cơ quan tham gia thuộc hệ thống chính phủ, còn khu vực tư nhân, NGOs và các viện nghiên cứu tham gia còn ít.

2.4.1.2. Các quy định ban hành

Philippines là một trong những quốc gia đi đầu trong việc đưa các vấn đề về biến đổi khí hậu vào luật pháp quooscc gia và các chính sách. Vào năm 1991, Philippines đã thúc đẩy việc thiết kế những điều luật để khuyến khích việc tăng năng suất và khả năng thích nghi để đối mặt với biến đổi khí hậu. Ví dụ, Đạo luật về hiện đại hóa nông nghiệp và ngư nghiệp năm 1997 (Agriculture and Fisheries Modernization Act - ký hiệu RA 8435) yêu cầu Bộ Nông nghiệp cùng các tổ chức khác phải quan tâm đến tổng thể mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu, diễn biến cực đoan của thời tiết và năng suất nông sản hàng năm khi thiết kế các chương trình về nông ngư nghiệp. RA 8435 còn giao nhiệm vụ cho Bộ Nông nghiệp để hoàn thành kế hoạch hiện đại hóa nông ngư nghiệp, đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh lương thực, giảm đói nghèo, và vấn đề bình đẳng xã hội, tăng thu nhập và lợi nhuận, mức cạnh tranh quốc tế và tính bền vững.

RA 10121 (2010) và RA 9729 (2009) đã giúp trở thành nền móng mạnh mẽ cho quản lý rủi ro từ thảm họa thiên nhiên và thích ứng biến đổi khí hậu ở quốc gia này. Những điều luật này thiết lập cơ chế để quản lý và giảm thiểu các rủi ro từ thảm họa thiên nhiên ở cấp độ địa phương. Cụ thể, RA 10121 tập trung thuần túy vào việc giảm thiểu rủi ro từ thảm họa thiên nhiên, ở các khía cạnh như phản ứng khẩn cấp hay các phương pháp chủ động như hệ thống cảnh báo. Còn RA 9729 thì xác định sáng kiến chính cần thiết để giải quyết ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như các khó khăn mà nó gây ra và thiết lập các giai đoạn trong hình thành Khung chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu (National Framework Strategy on Climate Change – ký hiệu NFSCC). Vào năm 2012, điều luật này đã được sửa đổi thành People’s Survival Fund Law, ký hiệu RA 1171, điều luật này tạo nên sự hỗ trợ về mặt tài chính, ít nhất 20 triệu USD, cho các chương trình và dự án để tăng tính thích ứng được cụ thể ở NFSCC. Sau NFSCC, National Climate Change Action Plan, ký hiệu NCCAP được tạo lập, đưa ra nội dung cho vấn đề thích nghi và giảm thiểu từ giai đoạn 2011 đến 2028. Mục tiêu của NCCAP là an ninh lương thực, đảm bảo tính sẵn có, ổn định, dễ dàng tiếp cận và khả năng chi

trả cho các mặt hàng thực phẩm an toàn và lành mạnh trong hoàn cảnh khí hậu thay đổi. NDC của Philippines thì thống nhất với kế hoạch phát triển, NFSCC, NCCAP và kế hoạch quản lý và giảm thiểu rủi ro từ thảm họa thiên nhiên. Trong những biện pháp quan trọng được đề cập trong NDC, thì việc tăng cường khả năng thích nghi và chống chịu được chú ý đến đặc biệt. Các nguồn lực về tài chính, chuyển giao công nghệ,…sẽ đảm bảo đạt được lượng giảm thải theo như Philippines đã cam kết, là 70% đến năm 2030.

2.4.2. Nguồn tài chính hỗ trợ cho các chương trình

Việc hỗ trợ tài chính là cần thiết để có thể hỗ trợ những đối tượng chịu tổn thương nhiều nhất tới biến đổi khí hậu. Tới nay, các nhà quyên góp quốc tế đã hỗ trợ chính phủ Philippines trong giải quyết biến đổi khí hậu, tập trung phần lớn trong các hoạt động nhằm tăng cường khả năng (capacity building) và giảm thiểu khí nhà xanh. Một vài tỏng số những dự án được hỗ trợ tài chính này đã xác định các lựa chọn để giảm thiểu khí GHG và đưa ra sự huấn luyện cho nhiều cơ quan chính phủ để chuẩn bị cho bước đầu trong việc truyền thông tới Công ước khung Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change – ký hiệu UNFCCC). Chỉ trong những năm gần đây thì các chương trình về thích ứng với biến đổi khí hậu mới nhận được sự hỗ trợ tài chính từ các nhà quyên góp quốc tế.

Các công cụ tài chính mà người dân Philippines có thể tiếp cận được cho việc giảm thiểu bao gồm Global Environment Facility and the United Nations Reducing Emisssions from Deforestation and Forest Degradation Programme. Các công cụ hỗ trợ tài chính mà dành cho cả thiihcs ứng và giảm thiểu bao gồm United Nations Environment Programme và the United Nations Development Programme (UNDP).

Mặc dù việc hỗ trợ tài chính đã được đưa vào kế hoạch phát triển quốc gia, ví dụ RA 9729, thì số lượng các cơ quan hỗ trợ tài chính còn rất giới hạn để hỗ trợ các hoạt động CRA.

Ngoài ra, chi tiêu công cho nông nghiệp tăng và tập trung lớn vào việc trợ cấp trực tiếp một khoản rất lớn cho sản xuất gạo và hệ thống tưới tiêu diện rộng cũng như nhập khẩu gạo, giữ trong kho dự trữ và phân bổ. Chính việc phân bổ chi tiêu công còn theo hướng truyền thống, tập trung, ưu ái cho các mặt hàng truyền thống, đặc biệt là chương trình về tự sản xuất gạo, đã giảm nguồn lực tài chính cho các hàng hóa công cộng khác mà có lợi cho nông dân và ngành nông nghiệp không sản xuất hay bán gạo.

2.4.3. Dự án tiêu biểu trong phát triển CSA

Dự án: “Kỹ thuật trồng trọt trên đất nông nghiệp dốc tại cộng đồng trồng dừa tại Philippines chịu ảnh hưởng bởi bão Haiyan”

Hoàn cảnh ra đời của dự án

Năm 2013, cơn bão nhiệt đới Haiyan đã đi qua khu vực trung tâm của Philippines, phá hủy 600,00 ha đất nông nghiệp và gây thiệt hại ước tính 700 triệu tới khu vực nông nghiệp. Khoảng 44 triệu cây cối bị tổn hại hoặc phá hủy do sự kiện thời tiết cực đoan này. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới 1.7 triệu người dân có thu nhập từ các hoạt động liên quan đến trồng dừa.

Do đó, sẽ là không đủ nếu chỉ trồng lại những cây dừa đã bị thiệt hại mà thay vào đó, nảy sinh ra một nhu cầu cấp bách lúc này là cần có sáng kiến với quy mô lớn và được điều phối chặt chẽ để có thể giúp cho cộng đồng người dân trồng dừa có thể tăng khả năng chống chịu trước những thảm họa trong tương lai. Trong tình hình đó, FAO đã kết hợp hệ thống trang trại trồng dừa vào Chương trình khẩn cấp, phục hồi và tái định cư do bão Haiyan. Sau những bước đầu đóng góp ý kiến cho chính phủ và các tổ chức của cộng đồng (Community-based organizations), FAO đã xác định kỹ thuật trồng trọt trên đất nông nghiệp dốc là sự lựa chọn hợp lý nhất để phát triển hệ thống nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (Sloping Agricultural Land Technology – ký hiệu SALT) ở khu vực này.

Nội dung dự án

SALT trồng các cây bụi lâu năm như cà phê, ca cao, cam quít và các loại cây ăn quả khác thành các hàng vòng quanh các con đồi. Các bố trí của SALT thì đảm bảo về mặt quy hoạch cho cây trồng trong ngắn hạn, trung hạn và cây lưu niên được trồng ở các thung lũng, giữa các hàng cây có khả năng cố định đạm được trồng quanh đồi. Ngoài ra, SALT còn bao gồm việc trồng cây lấy gỗ, lấy củi ở xung quanh viền khu vực đồi. Phương pháp trồng trọt theo vòng tròn/ tuần hoàn này giúp nông dân có thể có nhiều mùa vụ trong năm.

SALT được đánh giá là giải pháp nông nghiệp thông minh cho các hộ gia đình nhỏ lẻ với ít công cụ, ít vốn và diện tích canh tác đất nhỏ. Mô hình SALT về cả nội dung và cách bố trí thì có một vài bước quan trọng gồm:

Nông dân ở các hợp tác xã phải được đào tạo, huấn luyện cách để tạo nên và duy trì mô hình SALT, bao gồm cả việc trực tiếp miêu tả ở hiện trường ở nhiều khu vực có mô hình SALT. Quá trình lên kế hoạch phải được thực hiện với tất cả các bên liên quan để đảm bảo rằng việc trồng trọt, thực hiện sẽ thống nhất với mô hình SALT đã được thiết kế. Các cộng sự của chính phủ tham gia và cho đóng góp ý kiến ở từng giai đoạn của quá trình. Bên cạnh đó, việc đảm bảo mối quan hệ bền chặt với chính phủ và người được hưởng, giữa các tổ chức cộng đồng trồng dừa và chính quyền địa phương là vô cùng cần thiết.

Kết quả của mô hình

Trong dự án này, FAO đã thành lập 101 địa điểm cho SALT ở khu vực chịu ảnh hưởng của bão Haiyan, và đem lại được những kết quả như sau:

2265 hộ gia đình, bao gồm 74 CBOs mà chịu phụ thuộc thu nhập kiếm sống vào hệ thống trồng dừa, đã được hưởng lợi từ dự án này.

Nông dân đã có thể thu hoạch được các loại cây trồng ngắn hạn mỗi 3-4 tháng; cây trồng trung hạn thì mỗi 5-12 tháng; và từ cây lưu niên mỗi mùa có quả.

Việc luân canh và đa dạng hóa cây trồng đã giúp giảm ảnh hưởng của phá hoại của côn trùng và dịch bệnh.

Các kỹ sư nông nghiệp đã tạo ra trường học đào tạo trực tiếp trên hiện trường, cho cả đội ngũ từ chính phủ cũng như là nông dân địa phương, để khuyến khích sự chia sẻ thông tin giữa các khu vực. Tổng cộng 209 kĩ sư nông nghiệp, 117 người trong số đó là phụ nữ, đã hoàn thành khóa học.

Tính ứng dụng của mô hình SALT trên thế giới là rất cao, bởi nó có thể áp dụng cho những vùng đồi núi dốc tự nhiên, có xu hướng lở đất và độ dốc không ổn định do thâm canh hoặc trồng trọt mà không có bậc thang hay đê đập. Các trang trại ở sườn đồi chịu ảnh hưởng của lượng mưa tăng thất thường hoặc sói mòn đất nghiêm trọng có thể được hưởng lợi từ hệ thống trồng trọt hiệu quả chi phí này. Mô hình này không những giúp nông dân có thể duy trì sản lượng nông sản mà còn giúp họ sản lượng nông sản. Ví dụ, mô hình SALT có thể được thực hiện và thích ứng với điều kiện địa phương bởi nông dân ở vùng đồi núi ở Tây Nguyên, Việt Nam, nơi tập tục đốt rừng làm nương rẫy còn phổ biến. Khu vực này thì còn đặc biệt dễ bị tổn thương do lượng mưa thay đổi thất thường, và sản lượng có xu hướng giảm do dất thiếu dinh dưỡng.

Mô hình SALT đã đáp ứng tốt 3 trụ cột trong phát triển CSA, bao gồm tăng sản lượng, tăng tính thích ứng và giảm thiểu GHG. Thứ nhất, việc trồng cây theo bố trí của mô hình sẽ giúp nông dân có thể trồng nhiều loại hoa màu bên cạnh cây dừa, ngô. Từ đó, giúp cho người nông dân đa dạng hóa nguồn thực phẩm và tăng thu nhập quanh năm cho họ. Thứ hai, hệ thống trang trại này khuyến khích việc trồng các loại cây có khả năng chịu hạn thành hàng rào cây giữa các hàng vòng quanh con đồi. Ví dụ, các cây họ đậu có giá rẻ, dễ mọc, và cần ít nước. Bố trí của mô hình SALT trên dốc sẽ giúp ổn định đất đồi núi, do đó, nó sẽ ít bị sạt lở hơn. Việc bảo tồn đất và nước tại các địa bàn mô hình SALT bao gồm hàng rào sinh khối, bề mặt đá và lớp hàng rào cây cố định đạm.

III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia được dự báo là sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của việc nóng lên toàn cầu. Trên thực tế, ngành nông nghiệp nước ta đã và đang đứng trước những thách thức vô cùng lớn do tác động tiêu cực mà quá trình biến đổi khí hậu mang lại. Do vậy, việc tìm ra một hướng phát triển mới bền vững cho ngành nông nghiệp để vượt qua những thách thức này, đồng thời hướng đến đảm bảo các mục tiêu về an ninh lương thực và phát triển kinh tế là vô cùng cần thiết. Nông nghiệp thông minh (CSA) có thể nói là một hướng phát triển có tiềm năng nhất trong thời điểm hiện tại để giải quyết các vấn đề mà biến đổi khí hậu đặt ra cho ngành nông nghiệp. Thông qua việc phân tích hai quốc gia Bangladesh và Phillippines trong việc ứng dụng CSA trong ngành nông nghiệp, nhóm chúng em xin rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau.

Một là, việc phát triển nông nghiệp CSA đòi hòi sự kết hợp một cách có thể thống của các bộ ban

ngành và các bên liên quan. Bên cạnh đó, tận dụng nguồn lực nước ngoài cả về mặt tài chính lẫn kĩ thuật từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ cũng hết sức cần thiết. Các chính sách hỗ trợ, phát triển đưa ra cần nhất quán với nhau về mục tiêu hoạt động, đồng thời, những người nông dân cần phải được thông tin kịp thời về những dự án mới, những phương pháp nuôi trồng mới vì họ là những người trực tiếp tham gia vào quá trình đổi mới phương pháp thực hành nông nghiệp.

Một phần của tài liệu tiểu luận phân tích chi phí lợi ích kinh nghiệm phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại các quốc gia trên thế giới và bài (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w