Trên thị trường cho vay hiện nay, bên cạnh nguồn vốn vay truyền thống đến từ phía các ngân hàng, các công ty tài chính hay cho thuê tài chính cũng là những kênh huy động vốn kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, không ít người chưa phân biệt được công ty tài chính và CTCTTC, họ vẫn thường nhầm tưởng rằng hai loại hình công ty này là một, chỉ khác nhau về cách gọi . Thực chất, 2 loại hình công ty có rất nhiều điểm khác nhau như là đối tượng khách hàng hay sản phẩm - dịch vụ đáp ứng nhu cầu vay vốn cũng không giống nhau.
Đầu tiên, ta cần tìm hiểu qua về định nghĩa của công ty tài chính và
CTCTTC được quy định trong Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và CTCTTC.
Công ty tài chính gồm công ty tài chính tổng hợp và công ty tài chính
chuyên ngành.
“ 1. Công ty tài chính tổng hợp là công ty tài chính được thực hiện các hoạt động quy định tại Luật CTCTD và Nghị định này.
2. Công ty tài chính chuyên ngành gồm công ty tài chính bao thanh toán, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng, công ty cho thuê tài c theo quy định tại
Nghị định này và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước).
3. Công ty tài chính bao thanh toán là công ty tài chính chuyên ngành, hoạt động chính trong lĩnh vực bao thanh toán theo quy định của Nghị định này. 4. Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng là công ty tài chính chuyên ngành, hoạt động chính trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng theo quy định của Nghị định này.”
Công ty cho thuê tài chính có chuyên ngành hoạt động là cho thuê tài
chính. Cho thuê tài chính trong nước (hoặc nhập khẩu) là việc CTCTTC đại diện bên thuê đứng ra mua tài sản từ nhà cung cấp trong nước (hoặc nước ngoài), cho bên thuê thuê lại tài sản theo lịch trình thanh toán thể hiện trên hợp đồng thuê.
“ 5. Công ty cho thuê tài chính là công ty tài chính chuyên ngành, hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định này. Dư nợ cho thuê tài chính phải chiếm tối thiểu 70% tổng dư nợ cấp tín dụng.”
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy rằng công ty tài chính và CTCTTC hoàn toàn khác nhau về mục đích và phạm vi kinh doanh. Công ty tài chính có thể là công ty tài chính tổng hợp với phạm vi kinh doanh rộng lớn nhưng cũng có thể là công ty tài chính chuyên ngành hoạt động trong phạm vi kinh doanh hẹp hơn. Dễ dàng nhận ra rằng, đối tượng kinh doanh của CTCTTC không phong phú bằng công ty tài chính tổng hợp và khác biệt hoàn toàn so với các công ty tài chính chuyên ngành khác.
Thứ hai, ta xét đến vốn pháp định để thành lập công ty tài chính và CTCTTC
Căn cứ theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, Nghị định số 10/2011/NĐ-CP thì để thành lập CTCTTC cần vốn pháp định là 150 tỷ đồng, để thành lập công ty tài chính, vốn pháp định là 500 tỷ đồng.
Như vậy, nếu không phân biệt rõ CTTC và CTCTTC, khách hàng có thể mất nhiều thời gian và chi phí để tiếp cận với CTTC phù hợp với loại hình tín dụng mà mình có nhu cầu. Ví dụ, khách hàng cá nhân muốn vay vốn cho
mục đích tiêu dùng nên tìm đến các CTTC tiêu dùng chứ không phải là CTCTTC. Tương tự, đối với các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn để đầu tư mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, điểm đến của họ sẽ là CTCTTC.