Nhìn chung, khung chính sách hiện hành chưa đủ để xóa đi những khoảng cách giàu nghèo rõ ràng nhất, hay giải quyết các dạng bất bình đẳng đang ngày càng phổ biến trong xã hội Việt Nam. Do vậy, một số nhóm người dân không thể hưởng lợi từ tăng trưởng như những nhóm khác. Hơn nữa, các lựa chọn chính sách trở nên khó hơn, đặc biệt do Việt Nam cắt giảm ngân sách đáng kể trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn so với thập niên 2000, và thu ngân sách không tăng nhanh đủ để cải thiện chất lượng và phân bố các dịch vụ công phù hợp với kỳ vọng của người dân hay giải quyết hiệu quả các dạng bất bình đẳng giữa các nhóm người dân.
32
Để khắc phục tình trạng trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò đảm bảo phân phối công bằng. Muốn vậy, Nhà nước cần quán triệt các nguyên tắc sau trong quản lý, điều tiết và phân phối:
Một là, sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động trong lĩnh vực phân phối phải xuất phát từ lợi ích tổng thể của xã hội và phải căn cứ trên các thất bại thị trường cũng như khả năng bổ khuyết, sửa chữa thất bại đó, nhằm giúp cho nền kinh tế vận hành hiệu quả hơn, phân phối lợi ích công bằng hơn.
Hai là, sự can thiệp của Nhà nước vào quan hệ phân phối vì mục tiêu công bằng không chỉ thông qua các chính sách phân phối hợp lý mà còn thông qua chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ba là, việc hoạch định, thực thi chính sách phân phối luôn phải đi đôi với công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ và hiệu quả. Cần nhấn mạnh rằng, chỉ khi có sự phối hợp chặt chẽ, hợp lý giữa Nhà nước với các chủ thể phân phối mới có thể thực hiện phân phối công bằng.
Bốn là, đổi mới công tác đo lường, phân loại đối tượng thụ hưởng và cách thức hỗ trợ hướng đến giảm nghèo và giảm bất bình đẳng thu nhập.
Kết hợp đo lường “nghèo đa chiều” với đo lường “bất bình đẳng” dựa trên sự kết hợp giữa chiều thu nhập với các chiều khác về giáo dục, y tế, điều kiện sống… Trên cơ sở đó thiết lập mục tiêu và giám sát các chỉ số nghèo đa chiều (mức sàn theo từng chiều thiếu hụt) và các chỉ số bất bình đẳng (sự chênh lệch trong từng chiều thiếu hụt giữa các vùng miền, các nhóm dân tộc và nhóm xã hội, bao gồm cả số liệu tách biệt giới).
Cân phân loại đối tượng thụ hưởng chính sách theo các chỉ số nghèo đa chiều và chỉ số bất bình đẳng (không chỉ dựa vào chiều thu nhập). Từ đó thiết kế các chính sách cụ thể kèm theo mức phân bổ ngân sách, mức hỗ trợ phù hợp (không cào bằng, có
33
trọng tâm trọng điểm) nhằm đồng thời giảm nghèo và giảm bất bình đẳng thu nhập giữa các vùng miền, nhóm dân tộc và nhóm xã hội. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cần được phân cấp và trao quyền nhiều hơn cho các cấp cơ sở, phát huy vai trò của các thiết chế cộng đồng để có thể “địa phương hóa” chính sách đến từng nhóm xã hội đặc thù, đảm bảo qui trình lắng nghe tiếng nói, phản hồi của người dân và tránh sự áp đặt, mất dân chủ trong từng khâu của chu trình chính sách.
Tái cơ cấu các chính sách hỗ trợ sinh kế theo hướng tăng hỗ trợ nâng cao năng lực tự thoát nghèo (tăng hỗ trợ các yếu tố “phần mềm”: khảo sát, truyền thông, tập huấn theo từng bước mùa vụ, hỗ trợ các thiết chế cộng đồng, theo dõi và đánh giá…), giảm dần các hỗ trợ trực tiếp cho không (thay vào đó tăng hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi và tăng hỗ trợ có thu hồi dựa trên tổ nhóm nông dân - trao quyền cho cấp cơ sở xây dựng và vận hành quỹ quay vòng dựa trên thu hồi một phần khoản hỗ trợ).
Năm là, đặt trọng tâm vào giảm bất bình đẳng về cơ hội.
Đầu tư mạnh hơn vào cải thiện cơ sở hạ tầng tại những cộng đồng thôn bản khó khăn nhất và khó tiếp cận nhất ở vùng miền núi dân tộc thiểu số (dựa trên phân loại theo “mức độ khó khăn” để lựa chọn ra các thôn bản khó khăn nhất). Đầu tư có trọng điểm và có chất lượng hơn, mà không nhất thiết phải tăng quá đáng tổng đầu tư ngân sách. Đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo ở địa bàn cách biệt, cải thiện cơ sở hạ tầng (nhất là đường sá, thủy lợi, điện) được xem là điểm xuất phát để khắc phục các bất lợi có tính cơ cấu, từ đó giúp tạo cơ hội giảm bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, y tế, thông tin, thị trường... từ đó làm giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
34
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng, để tăng trưởng kinh tế và giải quyết bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là vấn đề mà Việt Nam đã, đang và sẽ vượt qua rất nhiều rào cản. Cần nhấn mạnh rằng vai trò của Chính phủ trong việc đạt được cả hai mục tiêu trên là cực kì quan trọng. Việc Chính phủ có thể đề ra và thực thi một cách có hiệu quả các chính sách phù hợp có thể giúp Việt Nam tiết kiệm rất nhiều thời gian và nguồn lực, nhanh chóng hòa nhập với nề kinh tế thế giới trên tất cả lĩnh vực, bắt kịp với các cường quốc. Hy vọng rằng những nghiên cứu trên của nhóm có thể giúp Chính phủ khắc phục được những hạn chế để đưa ra những kiến nghị xác đáng hơn, đóng góp hơn nữa cho quá trình phát triển bền vững đặc biệt trong bối cảnh hội nhập đầy biến động đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành một thành viên của WTO.
35