Bài học về vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu tiểu luận tăng trưởng và phát triển mô hình kinh tế phát triển của nước đức và bài học phát triển cho việt nam (Trang 39 - 42)

− Với sự học hỏi mô hình kinh tế thị trường xã hội, hệ thống kinh tế cần phải được nhà nước định hướng. Nhưng điều này không có nghĩa là kế hoạch hóa tập trung hay sự can thiệp quá sâu của nhà nước, mà ở đây cần phải có một khung pháp lý

và một số nguyên tắc cơ bản của chính sách kinh tế mà các chính trị gia bắt buộc phải tuân theo. Nhà nước ở đây phải đủ mạnh, đủ năng lực bảo vệ thị trường đang hoạt động, tránh khỏi sự đe dọa của quyền lực độc quyền.

− Những cơ quan có liên quan tới chính sách xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô có vai trò chủ đạo, nhằm cố gắng loại trừ lạm phát và thất nghiệp bằng các biện pháp tiền tệ và tài khóa. Một mặt, mô hình kinh tế thị trường xã hội tìm kiếm sự cân bằng giữa việc tạo ra và duy trì kinh tế thị trường, mặt khác đảm bảo sự công bằng xã hội. Điều này thực hiện thông qua hệ thống thuế, các biện pháp và phúc lợi nhà nước xã hội đa dạng, cùng với đó là những quyền về xã hội và các cơ hội giáo dục, như: trợ cấp cho người yếu thế, bảo đảm tối thiểu sự an toàn nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội trước những rủi ro trong cuộc sống (tai nạn, bệnh tật, thất nghiệp, tuổi già)...

− Nhà nước vẫn giữ vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân bằng các chính sách và công cụ kinh tế, nhưng nên hạn chế tối đa sự can thiệp theo lối mệnh lệnh hành chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bằng việc tăng cường ban hành pháp luật, nên dần dần tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, cần thừa nhận và tôn trọng đầy đủ quyền tự chủ của các doanh nghiệp, của các nhà kinh doanh và thực hiện sự bảo hộ cần thiết đối với mọi quyền lợi hợp pháp của họ.

− Phòng chống tham nhũng hiệu quả, hạn chế nền kinh tế tiền mặt, góp phần quản lý tài chính tốt hơn cũng như làm trong sạch môi trường kinh tế. Tăng cường tính chất độc lập tương đối của Ngân hàng Nhà nước trong quản lý thị trường tiền tệ; xây dựng định chế giám sát độc lập của Nhà nước đối với toàn bộ thị trường tài chính; phát triển các định chế tài chính - tín dụng phi ngân hàng nhằm cung cấp nguồn vốn cho thị trường; bổ sung các biện pháp chế tài đối với các định chế tài chính - tín dụng quản lý tạo rủi ro cho thị trường.

C KẾT LUẬN

Sức mạnh kinh tế của Đức trong những năm gần đây là lý do rõ ràng tại sao các quốc gia khác muốn mô phỏng theo mô hình kinh tế của nước này. Mittelstand đã đưa ra

một số giải pháp đối với mối lo ngại lớn nhất ám ảnh hệ thống tư bản chủ nghĩa. Một là về tính toàn diện, một số nước lo ngại rằng hoạt động kinh tế đang trở nên tập trung ở một số ít các công ty khổng lồ và một vài thành phố lớn. Thứ hai là vấn đề thất nghiệp trong giới trẻ: hàng triệu thanh niên vẫn nhàn rỗi trong khi ông chủ than phiền về tình trạng thiếu lao động kỹ năng.

Các doanh nghiệp gia đình châu Á và khối doanh nghiệp Mittelstand của Đức có cùng điểm chung là nhấn mạnh vào đặc trưng văn hóa, ý thức về trách nhiệm xã hội đối với nhân viên và cộng đồng. Nhiều doanh nghiệp gia đình của Châu Á hoạt động trong khối tư nhân, do đó có một môi trường tốt để lập kế hoạch và điều hành chiến lược kinh doanh trong dài hạn.

Tuy nhiên, sự gắn kết của các doanh nghiệp gia đình châu Á còn yếu. Trong khi các công ty thuộc khối Mittlestand của Đức hiện đang được điều hành bởi các thế hệ thứ 3, thứ 4 của cùng một gia tộc, phần lớn các công ty châu Á chỉ mới truyền được hai đời. Mặt khác, quá nhiều doanh nghiệp gia đình ở Châu Á đang kinh doanh đa ngành đã làm giảm bớt nguồn lực của mỗi công ty trong chiến lược cung ứng sản phẩm cho thị trường ngách trong cuộc chơi toàn cầu. Để phát triển kinh doanh, các doanh nghiệp gia đình ở châu Á cần xây dựng tính bền vững trong cả nội bộ gia đình lẫn quá trình điều hành công ty. Đồng thời, các doanh nghiệp này phải xây dựng một thương hiệu tin cậy để thu hút nhân tài trong thị trường lao động.

Đồng thời, để chuyển đổi theo mô hình của Mittelstand, các doanh nghiệp châu Á nên chú ý đến việc giáo dục, tiếp cận và nghiên cứu nhằm kết hợp với các doanh nghiệp gia đình khác ở trong và ngoài châu Á để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tiến sĩ Wolfgang Manig - Phó Đại sứ kiêm Tham tán kinh tế Đức tại Việt Nam: “Thành công của các DNNVV của Đức bắt nguồn sâu xa từ tinh thần dám nghĩ dám làm của doanh nghiệp và sự lành nghề của người lao động.” Ông cũng nhấn mạnh thêm: “Mô hình Mittelstand không thể sao chép. Mỗi quốc gia cần phát triển mô hình của riêng mình. Tuy nhiên, thành công của cả nền kinh tế không thể chỉ phụ thuộc vào một mô hình nhất định. Tôi tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tìm ra cách hiện đại hóa hệ thống kinh tế của mình.”

Một phần của tài liệu tiểu luận tăng trưởng và phát triển mô hình kinh tế phát triển của nước đức và bài học phát triển cho việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w