Cơ cấu thị trường gửi khách

Một phần của tài liệu tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế nghiên cứu tình hình phát triển du lịch quốc tế trên thế giới giai đoạn 2005 2017 (Trang 26 - 27)

IV Triển vọng và xu hướng phát triển của du lịch quốc tế.

2. Dự báo sự phát triển của du lịch quốc tế 1.Số lượng khách đi du lịch nước ngoà

2.3. Cơ cấu thị trường gửi khách

Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, thu nhập của người dân tăng và như một kết quả tất yếu là nhu cầu được nghỉ dưỡng và đi du lịch ngày càng nâng cao. Theo nghiên cứu mới nhất về xu hướng thị trường gửi khách trong những năm tiếp theo thì thị trường Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất, với trên 120 triệu lượt khách ra nước ngoài và chi tiêu trên 250 tỷ USD. Dự báo đến năm 2025 sẽ có 220 triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài. Thị trường khách Trung Quốc ngày càng quan trọng với hầu hết các quốc gia đón khách, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, nhưng đây lại là thị trường có mức chi tiêu thấp nhất, có ngày lưu trú thấp nhất, nên hiệu quả kinh tế từ thị trường này không cao. Còn đối với các thị trường có khả năng chi tiêu cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ, Đài Loan có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Mặc dù có lúc suy giảm cả về số lượng lẫn thị phần và ảnh hưởng đến thu nhập của Ngành nhưng sự suy giảm này không đáng kể. Với những thị trường này cần có những chiến lược cụ thể (sản phẩm, giá cả...) để khuyến khích và thu hút ngày càng nhiều, góp phần tăng trưởng ổn định và lâu dài các thị trường này.

- Nếu chia thị trường gửi khách theo mục đích du lịch

• Thị trường khách tham quan du lịch thuần túy có thị phần lớn nhất, có ngày lưu trú dài nhất, có khả năng chi trả tương đối cao. Thị trường này phát triển tương đối ổn định và hiệu quả, đóng góp phần lớn cho tổng thu nhập của Ngành. Đối với thị trường này cần mở rộng các điểm tham quan mới, tổ chức các tour mới hấp dẫn để thu hút ngày càng nhiều hơn.

• Thị trường khách du lịch thương mại chiếm thị phần thấp nhất, có ngày lưu trú thấp, nhưng đây lại là thị trường có khả năng chi tiêu cao nhất, có khả năng đóng góp đáng kể cho tổng thu nhập toàn Ngành; đây cũng là thị trường có ý muốn quay trở lại Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian qua thị trường này phát triển không ổn định, có chiều hướng suy giảm cả về số lượng lẫn thị phần. Đối với thị trường này cần có những chính sách, những ưu đãi nhất định về đầu tư để thu hút và hấp dẫn họ vào Việt Nam.

- Nếu chia thị trường gửi khách theo đường du lịch

• Thị trường khách du lịch hàng không là thị trường quan trọng nhất: Chiếm thị phần cao nhất, có khả năng chi tiêu cao, có ngày lưu trú dài, đóng góp cho tổng thu nhập toàn Ngành lớn nhất. Để thu hút được nhiều khách du lịch hàng không hơn nữa cần có sự phối kết hợp kinh doanh giữa Ngành Du lịch và Ngành Hàng không.

• Khách du lịch đường bộ và đường biển là những thị trường có khả năng chi tiêu thấp, ngày lưu trú ngắn... nên đóng góp cho tổng thu nhập của Ngành hạn chế. Sự biến động của các thị trường này ảnh hưởng không lớn đến hiệu quả kinh doanh của Ngành Du lịch.

Một phần của tài liệu tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế nghiên cứu tình hình phát triển du lịch quốc tế trên thế giới giai đoạn 2005 2017 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w