Tăng cường đầu tư nhằm nâng cao trình độ khoa họ c công nghệ, năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu tiểu luận tăng trưởng và phát triển quá trình vượt qua bẫy thu nhập trung bình của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 28 - 31)

của Việt Nam năm 1985-2017 12,

3.2.4. Tăng cường đầu tư nhằm nâng cao trình độ khoa họ c công nghệ, năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn

suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn

Việt Nam cần đầu tư có trọng tâm để tạo sự đột phá của một số công nghệ cao có tác động tích cực đến sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Khuyến khích các tổ chức nghiên cứu khoa học tham gia trao đổi sản phẩm công nghệ trên thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu chế tạo công nghệ mới. Đối với các nhà đầu tư FDI nên có giải pháp hướng hoạt động bỏ vốn vào các ngành công nghệ cao, thúc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động chuyển giao công nghệ và sử dụng họ như là xung lực để tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy công nghệ phát triển.

Để thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ và doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển, Việt Nam cần tích hợp khoa học công nghệ một cách hệ thống vào nền kinh tế và sản xuất công nghiệp, đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ về mặt chính trị cho việc phát triển khoa học công nghệ. Việc đầu tư mạnh tay cho R&D, phát triển nguồn nhân lực và cho rằng quyết tâm là một trong những yếu tố góp phần thành công cho sự phát triển này.

Chính phủ cần kết hợp tốt với các doanh nghiệp, theo đuổi động lực tăng trưởng dài lâu thay vì ngắn hạn. Đối với ngành kinh doanh mang tính mạo hiểm cao, Chính phủ cần có khoản bảo lãnh tốt để khuyến khích mạo hiểm, vượt qua ngại ngần cho các doanh nghiệp.

31

Hiện số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ có giá trị trên một tỷ đôla Mỹ ở châu Á mới chỉ đếm trên đầu ngón tay, vì thế yêu cầu đặt ra cho các quốc gia là cần có chính sách phù hợp hơn. Do đó, cần hội tụ những doanh nghiệp ở các ngành nghề nòng cốt, tập trung ở cùng vị trí địa lý và hoạt động dưới cơ chế chung.

Các nhân tố cần cải thiện hơn để thúc đẩy đổi doanh nghiệp phát triển là nhân lực, cơ sở hạ tầng, công nghệ mới, thị trường, bối cảnh, môi trường cạnh tranh và khung pháp lý hỗ trợ, đặc biệt về khâu đào tạo nguồn lực chất lượng cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin.

Để nâng cao tính sẵn sàng cho kinh tế số, Việt Nam cần đầu tư vào công nghệ, đầu tư chất lượng giáo dục và kỹ năng, đồng thời tạo hệ sinh thái công nghệ khởi nghiệp thuận lợi, tạo môi trường bình đẳng để các doanh nghiệp phát triển. Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn nữa cho công nghệ và đổi mới công nghệ.

Ngoài ra, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm hệ sinh thái khởi nghiệp của Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia. Bên cạnh đó Chính phủ cũng cần có những phương án hỗ trợ tốt cho hệ sinh thái này, đưa ra sáng kiến về Chính phủ điện tử của riêng mình, bảo vệ doanh nghiệp chống lại các rủi ro, xử lý thách thức, đe doạ của nền tàng công nghệ xâm lấn hay quan ngại về tính bảo mật riêng tư đối với việc kiểm soát và quản lý đã được số hoá.

32

KẾT LUẬN

“Bẫy thu nhập trung bình” là thách thức mà bất cứ quốc gia nào cũng có thể phải đối mặt khi đạt một mức thu nhập trung bình nhất định. Cách tiếp cận “bẫy thu nhập trung bình” có thểcó sự khác nhau đối với các nền kinh tế khác nhau song vẫn có những điểm chung nhất định như: rất khó khăn để chuyển lên trạng thái thu nhập cao, năng lực thiếu đồng bộ... Bên cạnh đó, còn có những tác động từ các kết quả tạo ra thiếu chiều sâu, giá trị gia tăng thấp mà vẫn được thị trường chấp nhận và chịu sự cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài.

Đối với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” là một thách thức khách quan xuất phát từ quan hệ nội tại trong nền kinh tế và bối cảnh tham gia hội nhập kinh tế toàn cầu. Những cơ hội và thách thức bên trong và bên ngoài đang là tiền đề, điều kiện và là những lực cản đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Từ bài học thực tế của Hàn Quốc, việc nhận thức đúng và đầy đủ “bẫy thu nhập trung bình” tạo điều kiện hiểu rõ hơn trạng thái và xu hướng vận hành để thích nghi với tiến trình phát triển kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2016 đến 2020 và những năm tiếp theo. Trong thời kỳ này, khả năng rơi vào bẫy thu nhập trung bình được coi là một trong những thách thức rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Đây là khoảng thời gian cần được cải thiện một cách hiệu quả đầu tư và áp dụng một cách đồng bộ các giải pháp có tính đột phá để vượt qua bẫy thu nhập trung bình

Việt Nam có khả năng rơi vào bẫy thu nhập trung bình cho nên cần có các giải pháp để có thể tránh và vượt qua bẫy thu nhập trung bình thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, coi trọng chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế, thực hiện một cách có hiệu quả ba mũi đột phá chiến lược.

Việt Nam có thể tránh được bẫy thu nhập trung bình hay không và có thể rút ngắn được con đường bứt phá hơn nữa hay không? Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào việc điều hành và các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Mặc dù nền kinh tế đang xuất hiện tính dễ tổn thương nhưng xét về tổng thể, nền kinh tế Việt Nam vẫn hội đủ các điều kiện để vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Vấn đề là cần phải có một chiến lược bứt phá để nhanh chóng trở thành nhóm các nước có thu nhập cao thông qua tăng trưởng cao và bền vững. Chiến lược này khác hẳn với chiến lược phát triển thoát ra khỏi các nước kém phát triển. Sự khác biệt cơ bản là ở tư duy, quan điểm, thể chế và chính sách cho phát triển kinh tế.

a

Một phần của tài liệu tiểu luận tăng trưởng và phát triển quá trình vượt qua bẫy thu nhập trung bình của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w