THƯ TÍN DỤNG ( L/C)
2.4 Đối chiếu Thư tín dụng L/C với Hợp đồng mua bán:
+ L/C phù hợp với Hợp đồng mua bán ở hầu hết các trường điện 27, 40A, 20, 31C, 40E, 31D, 50, 59, 32B, 41D, 42C, 42A, 43P, 43T, 44E, 44F, 44C, 46A, 49G, 71D, 48, 49, 53A. + Ở trường điện 39A ở L/C về Dung sai có sự khác biệt giữa L/C và Hợp đồng: Hợp đồng quy định dung sai là +/- 10% về số tiền hoặc số lượng hàng hóa được chấp nhận (10% more or less in credit amount and quantity acceptable), còn L/C ghi dung sai là +/- 5% (39A: Percentage Credit Amount Tolerance: 05/05).
+ Ở trường điện 45A ở L/C về Miêu tả hàng hóa và/ hoặc dịch vụ, có sự khác biệt về điều kiện Incoterms được sử dụng. Cụ thể: Hợp đồng quy định sử dụng điều kiện Incoterms là “Price term: CNF BUSAN, KOREA”, còn L/C ghi điều kiện “Terms of price: CFR BUSAN, SOUTH KOREA”.
=> Ảnh hưởng lớn đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, do:
· Các bên chưa nêu rõ phiên bản Incoterms được áp dụng trong hợp đồng và cả trong thư tín dụng.
· Phiên bản Incoterms 2010 không có điều kiện CNF.
=> Dễ xảy ra tranh chấp mâu thuẫn giữa các bên khi thực hiện hợp đồng. +Ở trường điện 47A về Những điều kiện bổ sung:
· Có sự khác biệt giữa dung sai (như trường mục 39A). Cụ thể: Dung sai +/- 10% được quy định trong hợp đồng, còn +/- 5% trong L/C.
· Có sự khác biệt về Chứng từ của bên thứ 3: Hợp đồng quy định mọi chứng từ của bên thứ 3 được chấp nhận (Third party document acceptable), còn trong L/C thì loại trừ 2 chứng là Hóa đơn thương mại và Hối phiếu (Third party document except invoice and draft acceptable).