Rủi ro thanh toán

Một phần của tài liệu tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo của công ty cổ phần xuất nhập khẩu an giang giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 26 - 29)

c. Khó khăn trong xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

2.4.4. Rủi ro thanh toán

Trong hoạt động ngoại thương có rất nhiều hình thức thanh toán chẳng hạn như phương thức T/T, CAD, TTR, L/C… Mỗi phương thức thanh toán đều có ưu nhược điểm của riêng nó, việc sử dụng phương thức nào phụ thuộc các yếu tố:

- Quan hệ thương mại thường xuyên hay không thường xuyên. - Sự tín nhiệm lẫn nhau .

- Quy mô của hợp đồng thương mại hay dịch vụ.

- Khả năng cung ứng hàng hoá của người bán và khả năng tài chính của người mua - Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia.

Xuất phát từ đặc điểm của mình công ty Angimex đã lựa chọn các phương thức L/C, D/P, TT và CAD làm phương thức thanh toán.

Ta sẽ phân tích lợi ích và rủi ro của các phương thức trên đối với nhà xuất khẩu:

Phương

thức Lợi ích Rủi ro

L/C

-NH sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không.

-Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa

-Khi chứng từ được chuyển đến NH phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngàyxác định (nếu là L/C trả chậm).

-KH có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng

Nếu không hiểu rõ về phương thức thanh toán này hoặc do lí do nào đó mà không xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy đinh của tín dụng thư hoặc xuất trình muộn so với thời hạn hiệu lực của tín dụng thư thì khi đó ngân hàng sẽ từ chối thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu.

D/P

Phương thức này không tốn kém, đồng thời người bán được ngân hàng giúp khống chế và kiểm soát được chứng từ vận tải cho đến khi đảm bảo thanh toán.

Người mua không nhận hàng và không trả tiền

CAD

Thủ tục thanh toán cho bên xuất khẩu nhanh chóng và đơn giản. Nhà xuất khẩu có lợi vì giao hàng xong đã được chuyển tiền luôn, bộ chứng thừ xuất trình đơn giản.

Người mua không nhận hàng và không trả tiền

T/T

Thủ tục chuyển tiền rất đơn giản, không yêu cầu các chứng từ phức tạp. Thời gian chuyển tiền ngắn nên bên xuất khẩu nhanh chóng nhận được tiền

Phương thức thanh toán T/T chứa đựng rất nhiều rủi ro, không đảm bảo quyền lợi bình đăng của bên (ví dụ như bên bán giao hàng nhưng bên mua trả chậm, trả thiếu, không trả). Mặt khác, vì việc thanh toán được thực hiện bằng điện nên khá nhanh, nếu có phát hiện nhầm lẫn thì rất khó điều chỉnh Công ty Angimex đã hơn 40 năm hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo với số lượng bạn hàng lớn (ước trên 40 khách hàng) và mỗi khách hàng lại có những đặc trưng khác nhau do vậy trên thực tiễn giao dịch, các phương thức được áp dụng như sau:

- Phương thức T/T: Dành cho khách hàng quen với số lượng không nhiều dao động từ 250 tấn đến 500 tấn tương đương từ 10 đến 20 container. Sau khi ký hợp đồng khách hàng sẽ trả 10% - 30% giá trị hợp đồng, phần còn lại sẽ thanh toán theo 2 cách: thanh toán trước khi đóng hàng vào container hoặc là thanh toán khi hàng cập cảng đến (ở kho ngoại quan), trường hợp này công ty sẽ giữ lại bộ chứng từ gốc và phát lệnh yêu cầu chủ tàu giao hàng cho khách hàng mà không cần chứng từ. Những khách hàng uy tín giao dịch với số lượng khoảng 2000 tấn chỉ phải trả trước 10% giá trị hợp đồng, phần còn lại khách hàng sẽ chuyển tiền và công ty chuyển bộ chứng từ (công đoạn này tiến hành song song với nhau).

- Kết hợp phương thức T/T và D/P hoặc CAD: cũng giống như phương thức T/T nhưng chỉ khác nhau ở cách thanh toán phần còn lại thay vì khách hàng sẽ chuyển tiền cho công ty thì công ty sẽ chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng nhờ thu hộ. Phương thức này áp dụng cho những khách hàng mà công ty đánh giá là chưa uy tín.

- Phương thức L/C: áp dụng cho các tập đoàn hoặc những hợp đồng có giá trị lớn từ vài trăm ngàn USD trở lên. Thời gian mở L/C có hai hướng: (1) mở L/C sau 3 ngày kể từ khi ký hợp đồng, (2) mở L/C trước khi tàu đến khoảng 15 ngày. Trong quá trình thương lượng hợp đồng với khách hàng về hình thức thanh toán sau khi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chấp nhận bộ chứng từ nếu công ty thỏa thuận với khách hàng chấp nhận thanh toán khi nhận được điện báo thì sẽ thu ngắn thời gian quay vòng của vốn chịu chi phí lãi vay ít hơn (do công ty hàng năm vay nợ ngắn hạn từ ngân hàng rất lớn) so với cách thanh toán thông thường nghĩa là nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng phục vụ của mình sau khi kiểm tra ngân hàng sẽ chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, nơi đây bộ chứng từ sẽ được kiểm tra lần nữa rồi mới thanh toán.

Có thể thấy, công ty đã thiết lập những điều kiện phù hợp nhất cho mỗi phương thức. Hơn nữa, qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu công ty đã luôn cẩn trọng xây dựng cho mình quy trình làm việc rất chuyên nghiệp trong lựa chọn khách hàng, nhà cung ứng… cho nên công ty rất ít gặp phải những rủi ro trong thanh toán. Song song đó công ty có mối quan hệ tốt với các ngân hàng nên việc thương thảo giải quyết những vấn đề liên quan đến thủ tục thanh toán cũng thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo của công ty cổ phần xuất nhập khẩu an giang giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w