Việt Nam được nhận định là quốc gia thuộc khu vực các nền kinh tế năng động ở Châu Á, có dân số đông và trẻ, công nghệ Internet di động phát triển nhanh, lượng người và mức độ sử dụng mạng trong ngày cao hàng đầu thế giới. Do đó, hoàn toàn có thể khẳng định Việt Nam là môi trường lý tưởng để phát triển du lịch trực tuyến.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nước ta mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của quá trình định hình, sàng lọc trước khi du lịch trực tuyến bùng nổ. Dù nhiều tiềm năng, song Việt Nam vẫn chưa có các OTA đủ mạnh; thị trường chủ yếu vẫn là sân chơi của những công ty lữ hành truyền thống. Trong khi đó, phần lớn trang web của các hãng lữ hành mới chỉ dừng ở mức liệt kê sản phẩm, dịch vụ, chưa được tích hợp chức năng hỗ trợ thanh toán trực tuyến và xác nhận tức thời, cũng chưa chú trọng thu hút những chia sẻ, bình luận từ khách hàng. Những OTA nội địa như: Chudu24.com, ivivu.com, tripi.vn, vntrip.vn… vẫn hoạt động cầm chừng, chưa thể so sánh với các OTA nước ngoài như Agoda, Booking, Tripadvisor… Theo số liệu từ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, các OTA nước ngoài này đang chiếm hơn 80% thị phần đặt phòng trực tuyến tại nước ta. Bởi thế, để tạo năng lực cạnh tranh mạnh mẽ cho ngành du lịch nước nhà thời gian tới, cần chủ động để có chính sách, giải pháp hợp lý thúc đẩy du lịch trực tuyến phát triển.
Dưới đây chúng em xin để xuất một số giải pháp để đẩy mạnh phát triển du lịch trực tuyến ở Việt Nam.
4.1 Doanh nghiệp nhận thức đầy đủ du lịch trực tuyến:
Các doanh nghiệp cần ưu tiên đầu tư nhiều hơn cho CNTT để áp dụng trong kinh doanh và marketing du lịch. Tăng cường nguồn lực đội ngũ nhân sự CNTT tại chỗ. Cần chủ động liên kết trong phát triển các mô hình du lịch trực tuyến. Nghiên cứu trường hợp ở Thái Lan, chính phủ xây dựng chiến lược hướng tới khắc phục 2 điểm yếu lớn của du lịch Thái Lan (WEF 2017) là Môi trường du lịch và Chỉ số Công nghệ thông tin – truyền thông. Theo đó, chiến lược nêu rõ, Phát triển và nâng cao cấu trúc hạ tầng và cơ sở vật chất hỗ trợ du lịch, nhưng không tạo ra tác động tiêu cực cho cộng đồng và môi trường địa phương.
Dưới sự phát triển của du lịch online hiện tại, các doanh nghiệp cần thúc đẩy các công cụ online tiếp xúc và thúc đẩy khách hàng, đưa các kênh online trở thành điểm mạnh và là công cụ chính hỗ trợ mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.
4.2 Thiết lập hành lang pháp lý
Thiết lập hành lang pháp lý về thương mại điện tử trong du lịch, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, đảm bảo công bằng
trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp OTAs. Hiện nay các OTA nước ngoài đang kinh doanh và có doanh thu hàng nghìn tỷ đồng tại Việt Nam nhưng họ không phải chịu thuế, trong khi doanh nghiệp trong nước phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế. Lợi thế này giúp các doanh nghiệp nước ngoài có thêm vốn để đầu tư cho tiếp thị, quảng cáo… và củng cố thêm năng lực tài chính để tăng chiết khấu cho đối tác, chiếm ưu thế trong cạnh tranh. Do đó, cần tạo sân chơi công bằng và xây dựng hàng rào kỹ thuật để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước. Nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ mong muốn được Nhà nước hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế thông qua chính sách hỗ trợ về nguồn vốn, các định hướng về quy hoạch phát triển, chương trình đào tạo…
Xây dựng chính sách hỗ trợ về thuế đối với các doanh thu từ hoạt động du lịch trực tuyến của doanh nghiệp trong nước. Chính phủ Đóng vai trò chủ chốt trong phát triển E- Tourism, xác định công nghệ là một trong các giải pháp mang tính đột phá nhằm tăng sức cạnh tranh du lịch quốc gia. Trước tiên, cần số hoá dữ liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia (điểm đến, khách sạn…); Xây dựng hoặc lồng ghép chiến lược phát triển E- Tourism ở Việt Nam với các hành động và lộ trình cụ thể. Nghiên cứu trường hợp điển hình của Thái Lan, trong Chiến lược Phát triển du lịch và lộ trình đến năm 2021.
4.3 Nguồn nhân lực du lịch đáp ứng đầy đủ về số lượng và chất lượng trong việc sử dụng và ứng dụng CNTT
Ưu tiên đào tạo kỹ năng và chứng chỉ du lịch bằng công nghệ hiện đại, để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được với thời đại công nghệ số - đó là năng lực toán học, công nghệ thông tin và phẩm chất linh hoạt, nhạy bén, dám nghĩ và làm mới.
Các doanh nghiệp trước hết cần đầu tư về kỹ thuật để các thông tin có thể đến được nhanh nhất với người sử dụng thiết bị cầm tay thông minh. Xu hướng hiện nay là có những website phù hợp giao diện di động, thuận tiện trong truy cập, đưa được đầy đủ thông tin, hỗ trợ được nhiều tính năng như thanh toán trực tiếp, đặt - đổi… và có phần tương tác, trao đổi giúp khách hàng có thể tham vấn đánh giá từ những người từng sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, một trong những hạn chế về nền tảng trực tuyến của các OTA nước ngoài tại Việt Nam chính là không có bộ phận chăm sóc khách hàng hoàn chỉnh. Ðây cũng là cơ hội để các OTA trong nước tận dụng để thu hút khách hàng.
Bên cạnh đó, đào tạo chuyên môn dịch vụ cho đội ngũ nhân viên, luôn cập nhật và thúc đẩy nguồn nhân lực thích hợp với cơ cầu ngành cũng như cơ cấu dịch vụ hiện tại.
KẾT LUẬN
Du lịch ngày nay là ngành xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới sau ngành hóa chất và nhiên liệu. Du lịch thế giới đang có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Thế giới có nhiều biến đổi với những bước nhảy vọt về KHCN, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh hơn ở các nước đang phát triển, xu thế hợp tác toàn cầu là tất yếu, nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao,… Trong bối cảnh đó, nhu cầu đi du lịch của người dân là nhu cầu khách quan và tăng trưởng nhanh. Dòng khách du lịch trên thế giới đang có xu hướng thay đổi cơ bản bởi nền chính trị ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới có nhiều biến động. Xung đột đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch toàn cầu. Do đó, dòng khách du lịch thế giới đang hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển, đặc biệt là dòng khách du lịch thế giới đang có xu thế chuyển dần sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á, những nơi có nền kinh tế phát triển năng động và nền chính trị hòa bình ổn định, mà trong đó Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện. Do lợi ích nhiều mặt mà du lịch mang lại nên nhiều nước đã tận dụng tiềm năng và lợi thế của mình để phát triển du lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất trong nước, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. Và đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc gia. Với hơn 40 năm xây dựng và phát triển, du lịch Việt Nam đã thực sự khẳng định mình, xứng danh là một ngành kinh tế mũi nhọn. Hoạt động du lịch Việt Nam tuy có lúc gặp phải những khó khăn như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh,… Nhưng với chính sách, định hướng phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nước, ngành du lịch đã đối đầu và vượt qua những khó khăn đó, thổi một làn gió mới và mạnh vào cánh buồm đưa con tàu kinh tế Việt Nam đi xa. Thế nhưng, bên cạnh những thành tựu, đóng góp cho kinh tế - xã hội, hoạt động du lịch cũng đã có những tác động tiêu cực đến môi trường, văn hóa,… Và trong ngành du lịch cùng còn tồn tại nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ.
Giờ đây, khi con tàu mang tên Việt Nam đã vượt trùng dương hòa mình vào biến lớn WTO thì nền kinh tế Việt Nam nói chung và đặc biệt là ngành du lịch non trẻ nói riêng phải đối mặt với những thách thức mới, cũng như những cơ hội mới. Để du lịch Việt Nam trong tương lai không bị lệch lạc hay trở thành kém hiệu quả, ngành du lịch cần đề ra mục tiêu và chiến lược phát triển đúng đắn, xứng đáng là “đầu tàu kinh tế” trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia.
Tài liệu tham khảo 1. https://www.wttc.org/datagateway/ 2. https://www.internetworldstats.com/travel.htm#world 3. http://media.unwto.org/press-release/2018-01-15/2017-international-tourism-results- highest-seven-years 4. https://data.worldbank.org/indicator/ 5. https://www.wttc.org/-/media/files/reports/economic-impact-research/documents- 2018/global-economic-impact-and-issues-2018-eng.pdf 6. https://www.statista.com/statistics/249702/international-tourism-expenditure-of- chinese-tourists/ 7. https://www.imf.org/external/datamapper/NGDPDPC@WEO/OEMDC/ADVEC/WE OWORLD