Cơ cấu thị trường nhận khách du lịch quốc tế năm 2030 (dự báo)

Một phần của tài liệu tiểu luận thương mại dịch vụ nghiên cứu tình hình phát triển du lịch quốc tế trên thế giới giai đoạn 2008 2018 (Trang 30 - 34)

Châu Á - Thái Bình Dương Châu Âu

Trung Đông Châu Phi Châu Mỹ

Biểu đồ 10: Cơ cấu thị trường nhận khách du lịch quốc tế năm 2030

Theo Tổng cục du lịch, Việt Nam sẽ cố gắng đạt chỉ tiêu 10,3 triệu lượt khách quốc tế và gia tăng thêm con số này vào năm 2020 là thu hút 17-20 triệu lượt khách quốc tế. Điều này đưa ra thách thức lớn cho Việt Nam về nhiệm vụ cải thiện dịch vụ du lịch, đem du lịch Việt sánh tầm với các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan.

3.2.5. Xu hướng phát triển

Xu hướng du lịch quốc tế toàn cầu sẽ phát triển theo hướng du lịch bền vững với mục tiêu đến năm 2030 theo UNWTO. Đây là nhiệm vụ của tất cả các quốc gia mong muốn du lịch nước ngoài vào trong nước phát triển và là xu thế chung của ngành du lịch toàn cầu nói chung.

Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch bền vững, chúng ta cần thực hiện rất nhiều các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, kinh tế và cơ sở hạ tầng ở từng quốc gia với phương châm “không quốc gia nào bị bỏ lại phía sau”.

Thứ nhất, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, toàn diện về kinh tế, việc làm đầy đủ, hiệu quả, và bền vững cho tất cả là những mục tiêu phát triển bền vững quan trọng đối với du lịch. Du lịch là một trong những động lực của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, và hiện chiếm 1/11 số việc làm trên toàn thế giới. Bằng cách cho phép tiếp cận cơ hội việc làm ổn định và lâu dài trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là đối với thanh niên và phụ nữ, họ có thể được hưởng lợi ích từ việc nâng cao kỹ năng, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Đóng góp của du lịch để tạo việc làm đã được ghi nhân trong mục tiêu 8.9 của Liên Hợp Quốc về sự phát triển bền vững: “Đến năm 2030, đưa ra và thực hiện các chính sách để thúc đẩy du lịch bền vững tạo ra công ăn việc làm, thúc đẩy văn hóa và sản phẩm địa phương”.

Thứ hai, đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu thụ bền vững: một ngành du lịch thông qua sản xuất và tiêu thụ bền vững (SCP) có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh chuyển dịch toàn cầu theo hướng bền vững. Để làm được như vậy buộc phải “Xây dựng và thực hiện các công cụ giám sát tác động phát triển bền vững cho du lịch bền vững trong việc tạo việc làm và thúc đẩy văn hóa, sản phẩm địa phương”. Chương trình du lịch bền vững (STP) của Khung chương trình mười năm về các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững (10YFP) nhằm mục đích phát triển các hoạt động sản xuất và tiêu thụ bền vững (SCP) như các sáng kiến sử dụng hiệu quả tài nguyên có thể dẫn đến các kết quả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Thứ ba, bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển để phát triển bền vững. Du lịch biển và hàng hải là những phân đoạn lớn nhất trong du lịch, đặc biệt là các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDS – Small Island Developing States), dựa vào các hệ sinh thái biển lành mạnh. Phát triển du lịch phải là một phẩn

của “Quản lý vùng ven biển kết hợp để bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái” và là động lực thúc đẩy nền kinh tế xanh, phù hợp với mục tiêu của Liên Hợp Quốc: “Đến năm 2030 sẽ tăng lợi ích kinh tế của SIDS và LCDs từ việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển, thông qua quản lý bền vững nghề cá, nuôi trồng thủy sản và du lịch”.

Xu hướng thị trường gửi khách: Thị trường gửi khách sẽ tiếp tục phát triển

mạnh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vì nơi đây tập trung nhiều quốc gia đang phát triển, đời sống người dân đang được nâng cao nên nhu cầu đi du lịch lớn. Tiếp theo sau lần lượt là Châu Âu và Châu Mỹ.

Xu hướng thị trường nhận khách: Thị trường nhận khách sẽ ngày càng đa

dạng hơn, nhu cầu du lịch cho các điểm du lịch mới nổi ngày càng cao. Dự báo Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu và Châu Mỹ sẽ là những điểm đến hấp dẫn trong nhiều năm tới

Xu hướng áp dụng công nghệ thông tin để thúc đẩy du lịch quốc tế: Trong

thời đại bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, ngành du lịch cũng không đứng ngoài cuộc của sự ảnh hưởng đó. Ngành du lịch có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào việc lan tỏa hình ảnh du lịch trên thế giới, kích thích nhu cầu đi du lịch quốc tế đồng thời tạo ra những tiện ích công nghệ hỗ trợ khách du lịch trong việc tìm kiếm địa điểm, chỉ dẫn đường đi hay đặt vé máy bay, khách sạn. Ngoài ra công nghệ cũng có thể kết nối những khách du lịch quốc tế để tạo ra một cộng đồng có tầm ảnh hưởng, song song với việc kết nối các công ty trong lĩnh vực tạo thành một chuỗi cung ứng trong ngành du lịch để đem lại nguồn lợi nhuận lớn.

KẾT LUẬN

Du lịch quốc tế là hoạt động ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống con người và ngành kinh tế du lịch ngày càng chiếm vị trị quan trọng trong hệ thống kinh tế của nhiều nước. Qua bài nghiên cứu này, chúng ta thấy ngành du lịch thế giới toàn cầu luôn có sự biến động rõ rệt qua từng thời kì, đặc biệt là sự tăng trưởng trong giai đoạn 20010-2017. Mục tiêu của du lịch toàn cầu đó chính là hướng đến sự phát triển bền vững. Muốn thực hiện được sứ mệnh này thì mọi cơ quan, tổ chức, chính phủ của các quốc gia phải từng bước hoàn thành được các biến số đã đề ra về: chính trị, kinh tế, môi trường, xã hội, pháp luật, con người.

Với tình hình kinh tế có nhiều biến động do căng thẳng thương mại giữa các quốc gia hiện nay, chúng ta vẫn có thể hi vọng rằng du lịch quốc tế sẽ luôn là một ngành công nghiệp chính thúc đẩy nền kinh tế, tạo ra lượng thu nhập lớn cho mỗi quốc gia, tạo ra lượng lớn việc làm cho người dân mỗi khu vực du lịch.

Một phần của tài liệu tiểu luận thương mại dịch vụ nghiên cứu tình hình phát triển du lịch quốc tế trên thế giới giai đoạn 2008 2018 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w