Căn cứ pháp lý

Một phần của tài liệu tiểu luận sở hữu trí tuệ kiểu dáng công nghiệp (Trang 27 - 30)

Sau khi nhận được đơn kiến nghị của Công ty PEGA Cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương đã đi kiểm tra và ngay sau đó có công văn số 971/QLTT-CHG về việc xác minh, kiểm tra xe đạp điện có dấu hiệu xâm phạm kiểu dáng công nghiệp gửi chi cục quản lý thị trường các tỉnh, thành phố. Theo Công văn 971 nêu rõ, hiện nay trên thị trường các tỉnh, thành phố có một số cơ sở kinh doanh đang bày bán mặt hàng xe đạp điện nhãn hiệu "FUJI CAP-A2" có dấu hiệu xâm phạm kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam theo bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 24079 ngày 21/6/2017 và nội dung kết luận giám định sở hữu công nghiệp số KD056-17Y/KLGĐ ngày 27/6/2017.

Thứ nhất, theo khoản 4, Điều 65 và Điều 125 Luật SHTT 2005 (Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp), Công ty PEGA hoàn toàn có quyền ngăn cấm FUJI sử dụng đối tượng đã được cấp bằng sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp.

Thứ hai, Công ty PEGA đảm bảo được phạm vi quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 16 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. Công ty FUJI có hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp theo:

Điều 126 Luật SHTT

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.

Điều 10, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

một số điều luật sở hữu trí tuệ về bảo hệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ ngày 22/09/2006, đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010

1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm hoặc phần của sản phẩm mà hình dáng bên ngoài không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

2. Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được xác định theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

3. Sản phẩm, phần sản phẩm bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét, kể cả trường hợp đã được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần như không thể phân biệt được sự khác biệt) của kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu khác đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của người đó;

b) Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được bảo hộ của người khác.

4. Kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm (phần sản phẩm) chỉ bị coi là không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này khi kiểu dáng công nghiệp đó là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ.

Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) đã ra thông báo số 3939/ĐKVN-VAQ ngày 06/07/2017 tới công ty cổ phần thương mại quốc tế Phú Sỹ (tên thường gọi là Fuji, địa chỉ: số 228 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội, Địa chỉ xưởng lắp ráp: Xóm 2 thôn Văn Giáp, huyện Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội) về việc xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp.

Công ty Pega đã đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho loại xe CAP-A2 của mình ở cả Trung Quốc và Việt Nam. Vì thế, theo như các điều luật đã đưa ra ở phần phân tích, Công ty Phú Sỹ đã vi phạm về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và không được phép tiếp tục sản xuất cũng như tiêu thụ các loại xe có kiểu dáng tương tự.

KẾT LUẬN

Là một đối tượng của Sở hữu công nghiệp, Kiểu dáng công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong sự cạnh tranh của thị trường nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Việc bảo vệ cho kiểu dáng công nghiệp mà doanh nghiệp mình sở hữu là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự cạnh tranh, phát triển và tồn tại của một doanh nghiệp trên thị trường.

Tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp luôn chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ cũng như cần sự xét xử công minh của Các cơ quan chức năng. Để tránh cho những tranh chấp xảy ra thường xuyên và phải bồi thường thiệt hại với mức tiền lớn, các doanh nghiệp nên tự chủ động thực hiện đúng đạo đức kinh doanh, tự nhận thức được tầm quan trọng trong quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp, có những hợp đồng mua bán, chuyển nhượng chặt chẽ để tạo sự minh bạch ngay từ đầu. Về phía Nhà nước, việc nghiên cứu cải tiến các quy định trong hệ thống Pháp luật nói chung và Luật sở hữu trí tuệ nói riêng cần phải được chú trọng một cách đúng đắn và phù hợp để có thể quản lý một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn, đồng thời bảo vệ được quyền lợi của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu tiểu luận sở hữu trí tuệ kiểu dáng công nghiệp (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w