0
Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MẦM NON: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI (Trang 27 -29 )

Qua thực tiễn đã giúp tôi rút ra được bài học kinh nghiêm cho mình:

Muốn có một kết quả như mong đợi đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu thực hiện hình thức đổi mới, nội dung phương pháp phải phù hợp với lứa tuổi, hình thức tổ chức cần phải linh hoạt nhằm thu hút trẻ.

Một số điều cần làm:

Tuyệt đối không được xem nhẹ vấn đề giáo dục kĩ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ trong suốt quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Tránh làm thay, làm giúp cho trẻ, luôn tạo cơ hội cho trẻ được chủ động, tăng phần trách nhiệm và tự tin trong giao tiếp.

Cô giáo luôn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ đặc biệt về mặt tinh thần, cô cần kiên nhẫn, tránh nóng vội, không sợ mất thời gian, phải mạnh dạn , tự tin, dám nghĩ dám làm khắc phục khó khăn để hoàn thành ý tưởng..

Bản thân mỗi một giáo viên cần nắm được khả năng nhận thức và tâm lý riêng của từng trẻ, dành thời gian gần trẻ, tạo được môi trường thân thiện đối với trẻ.

Luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa gia đình và giáo viên, cần giáo dục một cách liền mạch, không ngắt quãng, cũng như luôn phân công công việc rõ ràng cho trẻ và luôn duy trì những thói quen tốt.

Thật nhạy bén để nắm bắt được mọi hành vi của trẻ, phát huy những điểm mạnh và thói quen tốt của trẻ, đẩy lùi thói quen chưa tốt.

Luôn phải tạo được niềm tin đối với trẻ và đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh.

Tôn trọng trẻ, luôn lấy trẻ làm trung tâm của mọi hình thức giáo dục. Luôn khuyến khích trẻ tự do sáng tạo, thể hiện bản thân trong mọi hoạt động.

Một số điều cần tránh:

Không hạ thấp trẻ, chế giễu, chê cười. Không dọa nạt, quát mắng làm ảnh hưởng tới thể chất cũng như tinh thần trẻ.

Không thất hứa, nói dối và cũng không bắt trẻ phải hứa hẹn vì nếu khi trẻ không làm được như lời hứa thì lại làm cho trẻ chán nản, cảm giác tội lỗi và làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn.

Không bao bọc trẻ, làm thay làm giúp, không yêu cầu trẻ làm gì quá với sức của mình.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MẦM NON: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI (Trang 27 -29 )

×