THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Trang 28 - 64)

Nam và trung tâm phát triển tín dụng cá nhân

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam

Trong xu thế toàn cầu hoá hội nhập kinh tế,cả nước nói chung và nghành ngân hàng nói riêng, và không chỉ có ngân hàng quốc doanh là không ngừng nâng chất lượng hoạt động cũng như hiện đại hoá công nghệ để đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng mà hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần

cũng ngày càng không ngừng lớn mạnh, đóng góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao tiện ích để thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là một trong những ngân hàng TMCP lớn và đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam.

Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng

thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.Hội sở của Techcombank hiện nay được đặt tại 70-72 đường Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.Trải qua hơn 16 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 107.910 tỷ đồng (tính đến hết tháng 6/2010).

Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần Với mạng lưới gần 230 chi nhánh, phòng giao dịch trên hơn 40 tỉnh và thành phố trong cả nước, dự kiến đến cuối năm 2010, Techcombank sẽ tiếp tục mở rộng, nâng tổng số Chi nhánh và Phòng giao dịch lên 300 điểm trên toàn quốc. Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ. Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 5000 người, Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng. Techcombank hiện phục vụ trên 1 triệu khách hàng cá nhân, gần 42.000 khách hàng doanh nghiệp.

Mục tiêu chiến lược của ngân hàng Techcombank là phát triển thành một ngân hàng thương mại đô thị đa năng ở Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ

tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm các mục đích thoả mãn khách hàng, đóng góp nhiều hơn cho xã hội

Sơ đồ bộ máy tổ chức của techcombank như sau:

Bảng 1: Sơ đồ tổ chức của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam

Đại hội cổ đông

Hội đồng quản trị Ban Kiểm soát

Văn phòng hội đồng quản trị

Ban điều hành

Uỷ ban quản lý tài sản nợ - tài sản có

Hội đồng tín dụng

Trung tâm UD&PT SP và DV Công nghệ NH

TT Thanh toán NH đại lý Trung tâm thẻ

Phòng kiểm soát nội bộ

Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng quản lý tín dụng Phòng kế toán tài chính Phòng Quản lý Nguồn vốn, Giao dịch tiền tệ &Ngoại hối Phòng quản lý nhân sự Phòng Tiếp thị, phát triển sản phẩm & chăm sóc khách hàng Văn phòng

Ban đào tạo

Ban Phát triển SPDV Ngân hàng doanh nghiệp

Ban Quản lý chất lượng

Ban QL Uỷ thác đầu tư, QL TS&TT vốn Phòng Hỗ trợ & Phát triển ứng dụng Phòng CN thẻ & Ngân hàng điện tử Phòng Hạ tầng CN& Truyền thông Phòng dịch vụ thẻ Phòng HTTT Thẻ Ban PT-SP DV Ngân hàng cá nhân

Phòng thanh toán quốc tế

Phòng thanh toán trong nước

Ban HT&KS Giao dich

Ban DV NH Quốc tế

Ban quản trị rủi ro

TCB Ba Đình Trung tâm kinh doanh

TCB Đông Đô TCB Chương Dương TCB Hoàn Kiếm TCB Thăng Long TCB Bắc Ninh TCB Tân Bình TCB Hưng Yên TCB Lào Cai TCB Vĩnh Phúc TCB Đà Nẵng Đà Nẵng TCB Nha Trang TCB TP Hồ Chí Minh TCB Hải Phòng TCB Chợ Lớn TCB Gia Định TCB Vũng Tàu

Từ trên sơ đồ ta có thể thấy Techcombank có cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ trong đó Hội Sở là đầu mối trung tâm. Hội sở vừa chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, vừa có môit liên hệ rẩt mật thiết với các chi nhánh và các phòng ban khác của toàn hệ thống. Trung tâm quản lý tín dụng cá nhân trực thuộc khối Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân Hội sở cũng được tổ chức rất linh hoạt và có hiệu quả.

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Kỹ thương Việt Nam những năm gần đây

2.1.2.1 Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam

Bảng 2: Những chỉ tiêu tài chính cơ bản

Đơn vị:: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng tài sản 17.326 39.542,5 59.523 92.582 150.000 Vốn điều lệ 1.500 2.521,3 3.642 5.400 7000 Tổng doanh thu 1.463 2.646,7 3.308 4.268 5.437 LNTT 356 709 1.600 2.253 2.985 LNST 257 510 1.152 1.622 2.063 ROE(%) 26,69% 43,52% 30,95% 21,12% 42,15%

(Nguồn: - Báo cáo thưòng niên Techcombank từ 2006- 2010)

Biểu 2.1: Tốc độ tăng trưởng của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam

- Trong vòng 5 năm từ 2006-2010, tổng tài sản của Techcombank đã tăng 8.66 lần. Kết thúc năm 2010, tổng tài sản của ngân hàng đạt được 150.000 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2009.

- Như vậy ta nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được rằng hầu hết các chỉ tiêu tài chính quan trọng của Techcombank đều tăng liên tục qua các năm đã thể hiện sự phát triển không ngừng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Cùng với sự phát triển mau lẹ của tổng tài sản, vốn điều lệ của Techcombank cũng không ngừng được bổ sung, góp phần mở rộng hoạt động, tăng dư nợ tín dụng. Riêng trong năm 2010 ngân hàng đã có 3 lần tiến hành tăng vốn điều lệ, đạt 7000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Như vậy so với năm 2006, hiện tại, vốn điều lệ của ngân hàng tăng gấp 8,74 lần.

- Doanh thu và lợi nhuận của Techcombank cũng liên tục có sự tăng trưỏng đáng kể. Năm 2009 có thể nói là năm mà ngành tài chính ngân hàng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ rất của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tuy

nhiên những kết quả mà Techcombank đạt được sẽ tạo niềm tin cho sự tăng trưỏng trong những năm tiếp theo: tổng doanh thu đạt 4268 tỷ đồng tăng 26% so với năm 2008 và tăng 2,5 lần so với năm 2007; Lợi nhuận trước thuế đạt 2253 tỷ đồng tăng 125% so với năm 2008.

- Doanh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Techcombank luôn lớn hơn trung bình nghành là khoảng 15% và tăng liên tục qua các năm. Sự sụt giảm của ROE năm 2006 và năm 2008 là do có sự gia tăng đột biến của ngân hàng trong tổng tài sản và vốn điều lệ.

2.1.2.2 Tình hình huy động vốn

Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế. Bảng 3: Huy động vốn theo thành phần kinh tế.

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Cơ cấu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 ∑huy động 14.636 24.476 41.091 72.693 99.167 Các TCKT 2.882 4.323 5.101 19.543 21.308 TC dân cư 6.684 14.119 29.733 42.803 65692 Các TCTD 5.070 6.034 6.275 10.346 12.167

(Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2006- 2010)

Từ bảng số liệu tổng vốn huy động qua các năm có thể thấy rằng lượng vốn huy động tăng lên với tốc độ nhanh và đều đặn. Cụ thể, tổng vốn huy động năm 2010 đạt 99.167 tỷ đồng, tăng 36.4% so với năm 2009, tăng cả huy động dân cư và huy động từ các tổ chức kinh tế nhưng chủ yếu là tăng từ nguồn huy động từ dân cư, năm 2010 là 65692 tỷ đồng tăng 44% so với năm 2009.

Mức độ tăng trưởng huy động vốn được thể hiện trên biểu đồ sau:

Biểu 2.2: Mức độ tăng trưởng huy động vốn theo thành phần kinh tế

Tuy nhiên, khoảng nửa cuối năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng truởng nguồn huy động của Techcombank có phần chậm lại.

2.1.2.3. Tình hình hoạt động sử dụng vốn.

Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế.

Bảng 4: Cơ cầu cho vay theo thành phần kinh tế.

Đơn vị: Tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

∑Dư nợ tín dụng 8.806 19.958 26.022 41.895 53.003

Tổ chức 6.035 12.808 15.874 26.325 31657

Cá nhân 2.771 7.150 10.148 15.570 21346

(Nguồn: -Báo cáo tài chính thường niên Techcombank 2006-2010)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, tổng dư nợ tín dụng của Techcombank tăng trưởng với tốc độ khá nhanh giữa các năm. Năm 2008 diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới và nó có ảnh hưởng không

doanh nghiệp vừa và nhỏ, với ngành ngân hàng tài chính. Để giảm bớt rủi ro tín dụng xảy ra đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Techcombank đã hạn chế tốc độ tăng trưỏng dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp trong tổng dư nợ.Tuy vậy Techcombank vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng là 30% so với năm 2007. Dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng 64% so với tổng dư nợ tín dụng và tăng 24% so với năm 2007. Đối tượng cho vay của Techcombank chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ( chiếm hơn 60% so với tổng dư nợ tín dụng).

Biểu 2.3: Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế

Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn

Bảng 5 : Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn

Đơn vị: Tỷ đồng.

Cơ cấu Năm

2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng dư nợ 8806 19958 26022 41895 53003 Ngắn hạn 6524 14125 19068 31022 39840 Trung và dài hạn 2282 5833 6954 10873 13163

(Nguồn từ: Báo cáo thường niên từ năm 2005-2009)

Từ bảng số liệu ta có thể thấy được rằng tổng dư nợ khi phân loại theo kỳ hạn thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Cụ thể năm 2007, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 71% so với tổng dư nợ và tăng 116% so với dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2006; năm 2008, dư nợ cho vay ngắn hạn là 19068 tỷ đồng, chiếm 73,2% so với tổng dư nợ cho vay, tăng 35% so với năm 2007; năm 2009, dư nợ cho vay ngắn hạn là 31022 tỷ đồng chiếm 74% so với tổng dư nợ; Nhìn chung cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn ( trên 70% tổng dư nợ tín dụng) trong tất cả các năm từ 2006-2010.

2.1.2.4 Hoạt động khác

Hoạt động thanh toán quốc tế

Cùng với hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn thì hoạt động thanh toán quốc tế cũng đem lại nhiều thành công cho Techcombank.Năm 2009, doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế là 55 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2008; năm 2010, doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế 79 tỷ đồng, tăng 43,6% so với năm 2009. Để thu hút khách hàng đến ngân hàng thực hiẹn các hoạt động thanh toán quốc tế. Trong 2 năm gần đây, Techcombank đã không đa dang hoá các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế như chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng.

Hoạt động phát hành thẻ

Tổng số thẻ phát hành mới trong năm 2009 là 200.00 thẻ, tăng gần 300% so với năm 2008. Năm 2010, Techcombank phát hành gần 300000 thẻ các loại trong đó có gần 100000 thẻ VISA debit và credit, trở thành ngân hàng có số lượng phát hành thẻ VISA debit lớn nhất Việt Nam, và là một trong số 3 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế lớn nhất Việt Nam với thị phần 14% thẻ quốc tế phát hành ở Việt Nam.

Trong năm 2008, các sản phẩm mới lần lượt được giới thiệu và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng như các sản phẩm tiết kiệm trúng thưởng, Tiết kiệm bội thu, linh, Tiết kiệm linh hoạt, sản phẩm internetbanking – F@st i bank, F@st E-Bank, thẻ đồng thương hiệu TECHCOMBANK – VISA VIETNAM AIRLINES.... được nâng cấp hoàn thiện và phục vụ rộng rãi các đối tượng khách hàng. Các sản phẩm mới ra mắt được đánh giá là đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường và được khách hàng đón nhận. Đặc biệt sản phẩm internet banking F@st I-bank/F@st E-Bank tạo rất nhiều thuận tiện cho khách hàng trong việc quản lý tài khoản, thanh toán, kiểm soát các giao dịch với ngân hàng đem lại nhiều tiện lợi hơn cho khách hàng.

Hoạt động liên ngân hàng

Đối với thị trưòng liên ngân hàng thì Techcombank vẫn là thành viên tham gia hết sức tích cực, đặc biệt trên thị trường tiền gửi liên ngân hàng.Đến cuối năm 2010, số dư tiền gửi của Techcombank tại ngân hàng và tổ chức tín dụng là 18.602 tỷ đồng, đạt 140% so với kế hoạch, trong đó 3.298 tỷ là tiền gửi tại các ngân hàng nhà nước. Tiền gửi của các ngân hàng tại Techcombank đạt 8.456,73 tỷ đồng, chiếm 24% tổng vốn huy động, tăng 72% so với cuối năm 2009. Trên thị trưòng kinh doanh giấy tờ có giá, Techcombank có sự tăng trưởng tốt so với năm 2009, đạt 9.842 tỷ đồng. Trong đó Techcombank đã đầu tư 6.159 tỷ đồng vào các giấy tờ có giá của chính phủ, chứng khoán nợ của tổ chức tín dụng và một số tổ chức kinh tế, 683 tỷ đồng vào chứng khoán vốn của một số tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế.

Hoạt động Marketing:

Trong năm 2010, hoạt động Marketing đã có một bước tiến vững chắc với ngâm sách gia tăng đáng kể, Nhiều chương trình tài trợ, quảng cáo, phảt triển sản phẩm dịch vụ khách hàng 24/7 để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đẩy mạnh thực hiện và hỗ trợ các chương trình marketing

trên toàn hệ thống như Chương trình Visa Power Branch, Sản phẩm cho vay trả góp, các chương trình gửi tiết kiệm “ Tài lộc đón xuân”, “gửi Techcombank trúng Mercedes” đợt 1 và 2, chương trình tiết kiệm Tích luỹ bảo gia…Đồng thời các hoạt động truyền thông về các sản phẩm, dịch vụ của Techcombank thương xuyên được tiến hành.

Quản trị rủi ro:.

Techcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng thành công hệ thống quản trị rủi ro thị trường từ năm 2003. Trong năm 2010, các mô hình này tiếp tục được cải tiến theo hướng cập nhật những kỹ thuật tiên tiến nhất và sửa đổi các khoản mục cho khớp với các hoạt động phát sinh mới của Techcombank. Ngoài chính sách quản trị rủi ro lãi suất với báo cáo khe hở kỳ hạn (GAP analysis) vẫn đang được tiến hành đều đặn, giúp Techcombank duy trì khe hở kỳ hạn trong hạn mức an toàn cho phép, các kỹ thuật về thời lượng (Duration and Modified Duration) - mô hình tiên tiến hơn trong quản trị rủi ro.

Công nghệ ngân hàng:

Trong năm 2010, Techcombank tiếp tục phát huy thế mạnh về công nghệ với việc triển khai, nâng cấp hệ thống Globus T24-R6, đa dạng hoá các kênh bán hàng, mở rộng việc tiếp cận với khách hàng qua các kênh phi truyền thống như hệ thống SMS, Internet Banking, Cổng thanh toán điện tử. Một số dịch vụ ngân hàng điện tử khác được techcombank trỉên khai thành công năm 2010 có thể kể đến như sản phẩm bằng 125%so với thực hiện năm 2009.

2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kỹ thương Việt Nam

2.2.1 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ở các ngân hàng Việt Nam

trở lại đây ở Việt Nam với sự tham gia của các NHTM trong và ngoài nước như Eximbank, Techcombank, Vietcombank, Agribank, ANZ, HSBC….Với thị trường 83 triệu dân đông đúc, cho vay tiêu dùng dường như là “chiếc bánh ngọt” mà các NHTM muốn chiếm phần lớn cho mình hơn là hợp tác và chia sẻ. Mỗi NHTM có một thế mạnh riêng khi triển khai hoạt động này như Eximbank: cam kết giải quyết hồ sơ khách hàng trong vòng 48h, ngân hàng TMCP Liên Việt: vay vốn không cần thế chấp, HSBC: 0% lãi suất tháng đầu tiên, An Bình: mua nhà mua xa đi du học có cơ hội trúng vàng….

Với chiến lược Marketing của mình, các NHTM đã dành được những thị phần nhất định nhưng phần lớn đều dựa trên cơ sở khách hàng vốn có của

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Trang 28 - 64)