3 Doanh thu thuần và bán hàng và cung cấp dịch vụ
3.2.3. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Do hình thức kinh doanh thực tế tại Công ty nhiều khi phải mua hàng về kho để chuẩn bị cho hoạt động phân phối lưu thông tiếp theo. Việc này không tránh khỏi sự giảm giá thường xuyên, liên tục của hàng hoá trong kho.
Vì vậy, công ty nên dự tính khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào giá vốn hàng bán phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so giá ghi sổ của kế toán hàng tồn
kho. Cuối kỳ nếu kế toán nhận thấy có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên cụ thể xảy ra trong kỳ kế toán tiến hành trích lập dự phòng.
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm giúp Công ty bù đắp các thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hoá tồn kho giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh giá trị thực tế thuần tuý hàng tồn kho của Công ty nhằm đưa ra một hình ảnh trung thực về tài sản của công ty khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.
Công thức tính trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Mức lập
DFGGHTK =
Số vật tư, hàng hoá bị giảm giá
tại thời điểm lập * ( Giá đơn vị ghi sổ kế toán - Giá đơn vị trên thị trường )
Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được phản ánh trên tài khoản 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
- Căn cứ vào bảng tổng hợp về mức lập dự phòng gỉảm giá của các loại vật tư hàng hoá đã được duyệt, thẩm định của người có thẩm quyền doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK 159
- Theo quy định của bộ tài chính, nếu số trích lập cho năm kế hoạch bằng số dư của dự phòng năm trước thì không phải lập nữa.
- Nếu số lập DFGGHTK cho năm kế hoạch lớn hơn số dư trên TK 159 thì số lớn hơn đó sẽ trích lập tiếp tục.
Có TK 159
Nếu số trích lập cho năm kế hoạch nhỏ hơn số dư trên TK 159 thì số chênh lệch giảm phải được hoàn nhập.
Nợ TK 159
Có TK 632
Ví dụ: Trong tháng 2 năm 2008, kế toán tiến hành lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho như sau: Nợ TK 632 :10 000 000
Có TK 159 :10 000 000