II. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro
2. Đa dạng hoá hình thức tín dụng đối với khách hàng
Cũng không nằm ngoài mục tiêu phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu đa dạng của các khách hàng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Techcombank Thanh Hóa nên đa dạng hoá hình thức tín dụng đối với khách hàng. Ngoài các hình thức cho vay truyền thống thông qua việc cầm cố thế chấp tài sản, Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Techcombank Thanh Hóa nên tìm cũng như phát triển các hình thức vay như:
- Chiết khấu giấy tờ có giá:
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp sở hữu các chứng từ có giá như hối phiếu, trái phiếu, tín phiếu ngân hàng chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp lại có nhu cầu đột xuất về chi tiêu, doanh nghiệp có thể đem những chứng từ này đến ngân hàng xin chiết khấu. Đây là một hình thức cấp tín dụng gián tiếp, giúp doanh nghiệp thoả mãn vốn lưu động không thường xuyên, nhanh, dễ dàng góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn.
Phương pháp này hiện nay chưa được áp dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Techcombank Thanh Hóa chủ yếu vẫn áp dụng hình thức cầm cố giấy tờ để được vay vốn với số tiền tối đa là 80% giá trị tài sản cầm cố.
- Hình thức hùn vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với khách hàng.
Đây là một hình thức tín dụng được áp dụng khá phổ biến ở nước ngoài, nó giúp ngân hàng không những mở rộng được tín dụng mà còn có điều kiện thâm nhập vào thị trường từ đó tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, vừa trực tiếp giám sát, quản lý vốn vay và có thu nhập cao do là người trực tiếp đầu tư vốn vào kinh doanh.
- Cho vay bảo lãnh: Hoạt động này chưa phát triển tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Techcombank Thanh Hóa. Trong quá trình
sản xuất kinh doanh, có những doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn nhưng không đủ điều kiện vay vốn theo quy định của ngân hàng thì Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Techcombank Thanh Hóa có thể tư vấn cho khách hàng nhờ một tổ chức nào đó đứng ra bảo lãnh khoản vay. Khi áp dụng hình thức này Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Techcombank Thanh Hóa cần yêu cầu tổ chức bảo lãnh phải có đầy đủ giấy tờ cần thiết. Việc bảo lãnh phải dưới ký kết bằng văn bản và phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Đây là hình thức cấp tín dụng có dộ rủi ro thấp nên Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Techcombank Thanh Hóa cần khẩn trương đưa vào thực tế để vừa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng và vừa tăng thu nhập, mở rộng tín dụng.
- Cho vay bảo đảm bằng các khoản sẽ thu.
Các doanh nghiệp bán hàng nhưng chưa thu được tiền do người mua chịu, điều này làm cho các doanh nghiệp bị thiếu vốn lưu động. Ngân hàng có thể giúp các doanh nghiệp thiếu vốn tức thời bằng cách cho vay trên một tỷ lệ nào đó đối với các khoản sẽ thu. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng các khoản nợ đó. Việc cầm cố này có thể thông báo hoặc không thông báo cho khách hàng thiếu nợ của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên.