V. MỞ RỘNG SÁNG TẠO
2. Tư liệu thành văn do học sinh sưu tầm để minh họa về cái ăn trong nạn đó
- Vì đói, ở Tồn Thành (Giao Thủy, Nam Định), người ta cắt cỏ vực đốt lấy hạt, giã vỏ lấy nhân nấu cháo ăn. Được ít ngày, cỏ vực không còn một ngọn, dân đào khoai ngứa, thứ chỉ dành cho lợn. "Ăn xong ngứa như rách cả cổ, nhưng không ăn thì chết. Ngẫm lại, con người khi đó còn không được như con lợn, con gà bây giờ", ông Vũ Viết Bật (82 tuổi) nhớ lại. (Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam- Những chứng tích lịch sử- GS. Văn Tạo, GS. Furuta Motoo)
Đỉnh điểm của nạn đói là tháng 3-1945, từ lúc phải ăn rau dại, củ chuối, vỏ cây, bán
dần tài sản trong gia đình để mua lương thực cầm hơi đến lúc không còn gì để bán và không thể mua, rất nhiều người đã ngồi chờ chết. Dân chúng bỏ làng lũ lượt kéo nhau đi mà không biết đi đâu, kiếm được gì, xin được gì ăn nấy. Vì đông người xin quá nên cũng không có nhiều người có để cho và thế là cứ lả dần đi và chết.
Sản phẩm của tổ 4:
- Giữa trưa hè nắng oi ả. Người làng bất thần nghe tiếng khóc ré bên nhà lão Thử. Bà con chạy tới thì lão đang đánh trần nằm giãy đành đạch giữa sân với cái bụng căng lè, bên cạnh là rổ khoai lang mới luộc chưa kịp chín hết", cụ Trang thở dài. (Lời Kể cụ Nguyễn Xuân Trang- Tiền Hải- Thái Bình)
- Tất cả các loại cây đu đủ, dứa dại, chuối, giong... ngoài đường, trong vườn đều bị đốn ăn không còn một mống. Có gia đình đói quá nghiền trấu, trộn mùn cưa vào cháo ăn. Cháo ít hồ dần, cuối cùng toàn mùn cưa với trấu. Làng bên còn có người ăn cả đất. Lại có người ngày nào cũng chạy theo mấy con ngựa của Nhật, Tây để hốt phân của nó về đãi lấy hạt ngô chưa bị tiêu hóa để ăn... (Lời kể của ông Lại Thanh Hằng thôn Trung Tiến xã Tây Lương, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
PHỤ LỤC 3: NHỮNG TƯ LIỆU HÌNH ẢNH ĐƯỢC GIÁO VIÊN SƯUTẦM VÀ SỬ DỤNG TRONG BÀI DẠY THỰC NGHIỆM TẦM VÀ SỬ DỤNG TRONG BÀI DẠY THỰC NGHIỆM