Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu SKKN: Xây dựng và sử dụng bài tập có nhiều cách giải trong dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông (Trang 39 - 42)

II. GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI

2.3.4.Thực nghiệm sư phạm

2.3.4.1.Mục đích

-Khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài là thực tế, thiết thực và đảm bảo yêu cầu rèn luyện tư duy học sinh ở trường THPT.

- Xác nhận sự đúng đắn và hiệu quả của việc sử dụng bài tập Hóa học có nhiều cách giải để rèn luyện tư duy cho học sinh ở trường THPT.

- So sánh kết quả của nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng. Từ đó khẳng định tính thực tiễn của đề tài.

2.3.4.2. Phương pháp

+ Xây dựng nội dung và kế hoạch thực nghiệm.

+ Tiến hành thực nghiệm theo nội dung và kế hoạch đã định. + Thu thập thông tin, xử lý số liệu thực nghiệm.

2.3.4.3.Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

-Đối tượng :Học sinh lớp 12 ở trường THPT- lớp 12 TN1 và 12TN5

-Địa bàn thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm tại 2 lớp 12 của trường THPT Tăng Bạt Hổ.

2.3.4.4. Tiến hành thực nghiệm

-Thực hiện giảng dạy: Nhóm đối chứng dạy bình thường như trước thực nghiệm. Đối với nhóm thực nghiệm, GV chuẩn bị và thực hiện giảng dạy theo nội dung và phương pháp đã đề xuất.

- Thực hiện kiểm tra đánh giá

+Thực hiện kiểm tra đánh giá bài kiểm tra 45 phút, thực hiện kiểm tra trên lớp.

+ Chấm bài kiểm tra.

+ Thống kê và sắp xếp kết quả theo thứ tự từ điểm thấp đến điểm cao, cụ thể từ điểm 1 đến điểm 10, theo 4 nhóm:

* Giỏi : Gồm các điểm 9 ; 10. * Khá : Gồm các điểm 7 ; 8.

* Trung bình : Gồm các điểm 5; 6 . * Yếu, kém : Gồm các điểm 0; 1; 2; 3; 4.

2.3.4.4.Kết quả

LỚP GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU-KÉM

12TN1( thực nghiệm) 8 (16,0%) 21 (42,0%) 20 (40,0) 1 (2,0%) 12TN5 (đối chứng) 0 (0,0%) 18 (41,8%) 20 (46,5%) 5 (11,6%)

* Nhận xét: Từ kết quả thực nghiệm sư phạm và qua thực tế giảng dạy có thể rút ra một số nhận xét sau đây :

+ Sử dụng bài tập hóa học , đặc biệt là bài tập hóa học có nhiều cách giải một cách có hiệu quả, thông qua việc lựa chọn và tổ chức để HS tìm ra cách giải sẽ giúp HS thông hiểu kiến thức một cách sâu sắc hơn, điều đó cho thấy chính người sử dụng bài toán mới làm cho bài toán có ý nghĩa thật sự.

+ HS ở lớp không chỉ rèn luyện được tư duy nhanh nhạy, sáng tạo mà còn rèn được cả cách nói và trình bày lập luận của mình một cách lôgic, chính xác, khả năng độc lập suy nghĩ

+ Với HS các lớp đối chứng gặp khó khăn trong việc xác định nhanh hướng giải bài toán, hầu hết đều sử dụng phương pháp truyền thống để giải vừa mất thời gian mà nhiều bài gặp bế tắc không thể giải được.

+ Năng lực tư duy của HS lớp thực nghiệm cũng không rập khuôn máy móc mà linh hoạt, mềm dẻo hơn, có khả năng nhìn nhận vấn đề, bài toán dưới nhiều góc độ và nhiều khía cạnh khác nhau trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ bản.

+ Như vậy phương án thực nghiệm đã nâng cao được năng lực tư duy của học sinh, khả năng làm việc độc lập và tự lực, năng lực vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức đã học vào những bài toán là những tình huống mới, biết nhận ra cái sai của bài toán và bước đầu xây dựng những bài toán nhỏ góp phần rèn luyện tư duy, óc tìm tòi sáng tạo cho học sinh, gây được không khí hào hứng trong quá trình nhận thức.

Một phần của tài liệu SKKN: Xây dựng và sử dụng bài tập có nhiều cách giải trong dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông (Trang 39 - 42)