Nội dung lễ hội Côn Sơn

Một phần của tài liệu Truyền thuyết về một số danh nhân văn hóa thời trung đại trên đất Hải Dương tt.PDF (Trang 27)

2. Lễ hội

2.3.3. Nội dung lễ hội Côn Sơn

2.3.3.1. Lễ hội mùa xuân

Lễ hội mùa xuân là lễ hội tưởng niệm ngày viên tịch của Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả (22/1/1334); tôn vinh công đức to lớn của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm trong sự nghiệp thống nhất tôn giáo, bảo vệ Tổ quốc.

* Thời gian: thường diễn ra trong 03 ngày từ ngày 15 đến ngày 17/1 Âm lịch.

* Lực lượng tham gia lễ hội:

Xưa: chủ yếu là sự tham gia của hai thôn Chi Ngại và Chúc Sơn và nhân dân địa phương tổ chức

Nay: lễ hội đã được mở rộng quy mô lớn hơn, không chỉ có hai thôn Chi Ngại và Chúc Sơn mà còn có sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh, huyện, địa phương về việc tổ chức lễ hội truyền thống về nguồn (tới đây sẽ được nâng cấp lên thành lễ hội cấp quốc gia).

* Nội dung lễ hội: gồm 2 phần

+ Phần lễ: gồm các mà biểu diễn: Lễ rước nước, Lễ mộc dục, lễ Mông Sơn thí thực và lễ tế trời đất cầu Quốc thái dân an trên núi Ngũ Nhạc...

+ Phần hội rất náo nhiệt, tưng bừng với các hoạt động văn hoá, thể thao như: đấu vật, chọi gà, cờ tướng, rối nước, hát quan họ, đu tiên, viết thư pháp và các trò chơi dân gian khác.

2.3.3.2. Hội mùa thu Côn Sơn

Hội mùa thu, kỷ niệm ngày mất của Nguyễn Trãi (16 tháng 8), trùng với hội Kiếp Bạc nên thường rất đông du khách. Hội mùa thu Côn Sơn được tổ chức với quy mô nhỏ hơn.

* Lực lượng tham gia lễ hội: cơ bản giống với lễ hội mùa xuân.

* Tiến trình lễ hội(được tổ chức trong 02 ngày) * Nội dung lễ hội gồm 2 phần:

Phần lễ: Lễ dâng hương, lễ tế tại đền thờ Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán.

Phần hội: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian: hát quan họ, hát chèo, hát dân ca, thư pháp...

Tóm lại, qua việc tìm hiểu tín ngưỡng và một số lễ hội liên quan đến các danh nhân văn hóa tiêu biểu trên đất Hải Dương, chúng tôi nhận thấy các lễ hội chính là môi trường tái hiện lại truyền thống về các danh nhân văn hóa. Các nghi lễ thờ cúng các danh nhân, việc mô phỏng các hoạt động diễn ra trong lễ hội, các trò chơi dân gian, đặc biệt là đọc văn tế, qua đó, sự tích và truyền thuyết dân gian về các danh nhân cũng như tiểu sử, công trạng của họ được nhắc lại một cách trang trọng.

Lễ hội cũng chính là môi trưởng bảo lưu các tín ngưỡng dân gian, nét văn hóa dân gian: lễ rước nước ở lễ hội chùa Côn Sơn, lễ cúng đàn Mông Sơn thí thực cầu cho quốc thái dân an mùa màng tốt tươi mang đậm dấu ấn của cư dân nông nghiệp. Các trò chơi dân gian đấu vật, chọi gà, hát quan họ, thư pháp ... là những nét đẹp văn hóa tồn tại từ bao đời nay vẫn đang hiện hữu giữa cuộc sống hiện đại

C. KẾT LUẬN

1. Hải Dương là vùng đất ở phía Đông của Tổ quốc với lịch sử phát triển từ rất sớm. Nằm trong vùng văn hoá Kinh Bắc cùng Bắc Ninh lại tiếp giáp Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên, Hải Dương luôn tự hào về một truyền thống văn hoá vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa thấm đượm khí thiêng vùng miền. Mặt khác, Hải Dương còn là địa bàn chiến lược, với những vị trí trọng yếu trong các cuộc chiến tranh giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc; Hải Dương án ngữ các đường thuỷ bộ chủ yếu để tiến vào Thăng Long và rút chạy của những đội quân xâm lược phương Bắc. Hình thế núi sông hiểm yếu (đặc biệt là vùng Chí Linh, Kinh Môn), rất thuận lợi cho người chỉ huy tác chiến có tài, cả khi công hoặc khi thủ, tiến hay lui. Vì vậy, rất nhiều nhà quân sự - văn hoá lỗi lạc của dân tộc đã đến đây, nghiên cứu thực địa, bày thế trận, lập chiến công, để lại dấu son không bao giờ phai trong lịch sử nước nhà. Cũng trên mảnh đất này, do điều kiện địa lý và lịch sử mà hệ thống di tích và truyền thuyết về danh nhân văn hoá rất phong phú, đa dạng. Đi cùng với những di tích ấy là một hệ thống truyền thuyết vô cùng phong phú về bốn danh nhân văn hoá: Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Duệ.

Với đề tài truyền thuyết và lễ hội về danh nhân văn hoá tiêu biểu trên đất Hải Dương chúng tôi mong muốn đóng góp thêm một tiếng nói để giới thiệu khẳng định về diện mạo văn hoá dân gian của vùng đất này

2. Luận văn đã giới thiệu một cách khá hoàn chỉnh hệ thống truyền thuyết về bốn danh nhân văn hoá tiêu biểu trên đất Hải Dương. Luận văn đã chỉ ra những giá trị, đặc điểm cơ bản của truyền thuyết về các danh nhân văn hóa. Hình tượng các danh nhân văn hoá được khắc hoạ trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau nhưng có điểm chung đó là: các danh nhân văn hoá trên họ đều là những con người tài năng xuất chúng, trung quân ái quốc, đức độ, có tài thơ văn và đặc biệt học có nhiều công lao đóng góp trong lĩnh vực giáo dục, sáng tạo văn hoá. Về mặt nghệ thuật truyền thuyết về bốn danh nhân văn hoá trên mang những đặc điểm chung của truyền thuyết lịch sử. Kết cấu xâu chuỗi đã

văn hoá hiện lên với nhiều góc độ, với nhiều tầng ý nghĩa. Nhân dân đã thêu dệt những yếu tố thần kỳ lấp lánh xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của họ với mục đích tôn vinh, ca ngợi. Việc tạo dựng hình ảnh lung linh về các danh nhân văn hoá trong truyền thuyết cũng là cách để nhân dân Hải Dương bày tỏ sự ngưỡng mộ biết ơn đối với những người đã có nhiều cống hiến cho quê hương đất nước.

3. Hình tượng bốn danh nhân văn hoá không chỉ có trong truyền thuyết mà còn được tái hiện sinh động trong tín ngưỡng và lễ hội. Luận văn đã đi sâu mô tả cả phần lễ cũng như phần hội một cách khá chi tiết, cụ thể qua ba lễ hội tiêu biểu là: Lễ hội truyền thống văn miếu Mao Điền, lễ hội đền Chu Văn An, lễ hội chùa Côn Sơn cũng như tục thờ cúng các danh nhân văn hoá của từng địa phương. Đến với Hải Dương, đến với các lễ hội truyền thống cũng là dịp để nhân dân bày tỏ lòng biết ơn, tôn kính của mình với người có công đối với quê hương, đất nước, đồng thời cũng là dịp để mỗi cái tôi hoà vào cái ta chung thắt chặt tình đoàn kết dân tộc, vui trong tiếng hát hội hè

4. Luận văn cũng chỉ ra mối quan hệ hữu cơ giữa truyền thuyết và lễ hội. Truyền thuyết và lễ hội không tồn tại riêng biệt độc lập mà có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau. Từ quá trình tồn tại và phát triển, truyền thuyết là cơ sở tồn tại của các lễ hội, là chủ đề chi phối các hành động nghi lễ cũng như các trò chơi dân gian trong ngày hội. Ngược lại lễ hội cũng là môi trường nuôi dưỡng truyền thuyết thể hiện sinh động về các danh nhân văn hoá thông qua ngày hội truyền thống tại địa phương.

5. Bốn danh nhân văn hoá trên là những nhân vật được lịch sử tôn vinh, trân trọng và đề cao nhưng truyền thuyết về họ cho đến nay chưa được chú ý sưu tầm và mở rộng phạm vi lưu hành. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy hầu như cho đến nay chỉ những bậc cao niên trong vùng còn kể lại được truyền thuyết về họ còn các đối tượng ở độ tuổi trung niên và thanh niên thì rất ít người biết, có người biết sơ sơ, có người không biết một chi tiết nào. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hải Dương đã quan tâm, chú trọng đến việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần đặc sắc, khôi phục, phục dựng lại những lễ hội truyền thống của địa phương, các trò chơi dân gian được khuyến khích. Tỉnh đã có kế hoạch xây dựng, trùng tu, tôn tạo lại một số di tích của tỉnh trong đó có đền thờ Chu Văn An, đền thờ Mạc Đĩnh Chi, đền thờ Nguyễn Thị Duệ, dự kiến trong năm 2012 sẽ hoàn thành. Việc sưu tầm, tìm kiếm nghiên cứu truyền thuyết về bốn danh nhân trên là việc làm cần thiết, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống Việt.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết về một số danh nhân văn hóa thời trung đại trên đất Hải Dương tt.PDF (Trang 27)