Tiểu kế chương

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam về đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Trang 35 - 39)

Qua phân tích trên ta thấy:

Thứ nhất, đối với công tác quản lý nhà nước, cần nâng cao điều kiện được xem xét cấp phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với các doanh nghiệp nhằm đảm bảo chỉ các doanh nghiệp thực sự có năng lực, có khả năng mới được phép hoạt động trong lĩnh vực này. Đối với những giấy phép, quy định, thủ tục về phía đối tác, quy định thấy dườm già, bất hợp lý thì kiên quyết đàm phán để loại bỏ. Về phía cơ quan quản lý, tư 11 văn bản cần tích hợp, phấn đấu tối đa đối với mỗi thị trường chỉ còn 1 đến 2 văn bản hướng dẫn. Đối với doanh nghiệp tiên phong mở thị trường mới thì Bộ hoan nghênh, khuyến khích và tạo điều kiện để doanh nghiệp mở đường cùng với cơ quan quản lý nhà nước. Mặt khác, Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn gửi Chủ tịch UBND các địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tiếp cận người lao động và công khai, minh bạch trong tuyển chọn lao động.

Thứ hai, đối với doanh nghiệp, Bộ yêu cầu các doanh nghiệp cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, đặc biệt phải đảm bảo duy trì các điều kiện cấp giấy phép cũng như các quy định về tổ chức thực hiện hoạt động. "Chủ trương tạo điều kiện để mở rộng và phát triển doanh nghiệp không hạn chế. Tuy nhiên trong quá trình cấp giấy phép sẽ xem xét kỹ các điều kiện cần và đảm bảo thì mới cấp giấy phép. Không chạy theo số lượng"

Thứ ba, có phương án nhằm nâng cao chất lượng, cũng như trách nhiệm ràng buộc của người lao động. Nâng cao ý thức chấp hành quy định của pháp luật khi đi làm việc ở nước ngoài; về nước sau khi kết thúc hợp đồng với người sử dụng lao động, không ở lại làm việc bất hợp pháp.

Thứ tư, đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ với các đối tác truyền thống và mở rộng thêm một số địa bàn, lĩnh vực mới. Bên cạnh đó tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan, các địa phương để phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm nhằm

ngăn chặn tình trạng người lao động bị các tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động ra nước ngoài làm việc.

KẾT LUẬN

Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết việc làm trong nước và tăng thu nhập cho đất nước. Để điều chỉnh hoạt động này theo sự định hướng của nhà nước, hệ thống pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được xây dựng và ngày càng hoàn thiện mà thay đổi cơ bản chính là sự ra đời của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực tư ngày 01/7/2007 và hàng loạt các văn bản hướng dẫn thực hiện. Những kết quả đạt được của hoạt động này trong thời gian vưa qua đã chứng minh đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, không thể không kể đến những hạn chế và tồn tại của lĩnh vực này vì nhiều nguyên nhân khác nhau: cơ chế quản lý thiếu hiệu quả, chính sách đầu tư chưa thích hợp, quy mô nhỏ,... Nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản chính là sự thiếu hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Sau hơn hai năm thực hiện, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn bộc lộ nhiều bất cập làm ảnh hưởng tới lợi ích của người lao động, gây khó khăn cho các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như chưa thực sự thúc đẩy sự hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước trong lĩnh vực này. Hy vọng rằng những kiến nghị và giải pháp đã nêu trong luận văn có thể giúp ích cho các nhà lập pháp trong việc hoàn thiện pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phù hợp với xu thế phát triển của thị trường lao động quốc tế, thúc đẩy hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phát triển và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho nhà nước và xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007.

2. Bộ Chính trị, Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1998 về xuất khẩu lao động và chuyên gia.

3. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, (2009), “Tình hình thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu lao động năm 2009 và phương hướng năm 2010”, www.dolab.gov.vn.

4. Nguyễn Duy, (2009), “Xuất khẩu lao động: Vi phạm tràn lan”,

www.baomoi.com/Home/LaoDong/nld.com.vn.

5. Lê Đạt, (2009), “Hậu xuất ngoại: Thất nghiệp”, www.tienphong.vn.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX., Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Lê Hồng Huyên, (2008), Tác động của di chuyển lao động quốc tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba: Việt Nam hội nhập và phát triển.

10. Lan Hương, (2008), “Những lãnh địa “cát cứ” trong tuyển xuất khẩu lao động”,

www.dantri.com.vn.

11. Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

12. Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

13. Nghị định số 270/HĐBT ngày 09/11/1991 ban hành quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

14. Nguyễn Đức Minh, (2008), “Hoàn thiện chính sách và pháp luật lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (3)

15. Phạm Trọng Nghĩa, (2008), “Pháp luật lao động trong quá trình toàn cầu hóa”,

16. Lưu Bình Nhưỡng, (2008) “Quan hệ lao động trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Luật học (2).

17. Nguyễn Thị Phượng, (2009), “Hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị”, www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com

18. Thái Sơn, Tố Như, (2008), “Một năm, hơn 100 lao động Việt Nam chết tại Malaysia: Quốc hội sẽ vào cuộc”, www.vietbao.vn.

19. Nguyễn Thị Thơm, Nguyễn Mạnh Hùng, (2007), “Thị trường lao động Việt Nam: thách thức và giải pháp”, Tạp chí Lao động xã hội, (311)

20. Nguyễn Lương Trào, (2008), “Nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đáp ứng yêu cầu thị trường lao động quốc tế”, www.tapchicongsan.org.vn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật lao động, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

22. Nguyễn Thanh Tuấn, (2007), “Phương hướng giải quyết những bức xúc trong quan hệ lao động hiện nay”, Tạp chí Lao động xã hội, (313)

23. Quyết định số 19/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 18/7/2007 qui định về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

24. Quyết định số 61/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 12/8/2008 về mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp tại một số thị trường.

25. Quyết định số 33/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2006 về mục tiêu phấn đấu đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2010.

26. Quyết định 110/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010.

27. Thông tư liên tịch số 09/2006/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/8/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân tối cao về hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam về đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Trang 35 - 39)