Giải pháp hoạt động đối ngoại hiệu quả.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN cao học, chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước ta trong tiến trình thực hiện sự nghiệp đổi mới (Trang 25 - 29)

Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng xác định rõ hơn các giải pháp chủ yếu:

Một là, nâng cao hiệu quả của hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế:

Xúc tiến thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường, khai thác có hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học - công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến.

Tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh song phương và đa phương vì lợi ích quốc ga trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương liên hợp quốc.Thực hiện tốt công việc tại các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc.

Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là tình trạng biến đổi khí hậu.

Sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền; chủ động kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của Việt Nam.

Hai là, thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ: Việc xác định ranh giới biển và thềm lục địa với các nước có liên quan trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực.

Làm tốt công tác quản lý biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển.

Củng cố, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới.

Ba là, chủ động tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuân khổ hợp tác ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Bốn là, phát triển quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Mở rộng tham gia các cơ chế, diễn đàn đa phương ở khu vực và thế giới. Coi trọng và nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao nhân dân.

Năm là, tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về đối ngoại; chăm lo đào tạo, rèn luyện đội cán bộ làm công tác đối ngoại; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức đối ngoại cho cán bộ chủ chốt các cấp.

Sáu là, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại.

Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng an ninh.

Trong thời kỳ đổi mới, việc quán triệt và triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế theo phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" đã đem lại cho Việt Nam một tầm vóc mới và một vị thế mới. Chưa bao giờ sự giao lưu giữa Việt Nam với các nước ở khắp các châu lục, ở tất cả các cấp và trên tất cả các lĩnh vực lại diễn ra năng động như từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay. Sự tổng hòa các mối quan hệ của Việt Nam với các nước láng giềng, khu vực, nước lớn, các trung tâm kinh tế - chính trị, bạn gần, bạn xa, kết hợp giữa đa dạng hóa với xác lập và củng cố quan hệ với các đối tác tin cậy, các thị trường chiến lược, đã tạo cho Việt Nam thế đối ngoại cân bằng, ổn định và vững chắc, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ đất nước. Những thành tích đối ngoại to lớn trên đây đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, khẳng định bản lĩnh lãnh đạo của Đảng ta và khả năng của đất nước ta vững vàng vượt qua mọi thử thách của thời gian và thời cuộc để vươn tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những thành tích đối ngoại ấy cùng với thành tựu phát triển chung của đất nước đã tạo tiền đề thuận lợi và cần thiết để chúng ta phát huy hơn nữa vai trò của đối ngoại trong bối cảnh tình hình mới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng thêm thế và lực cho đất nước để nắm bắt vận hội mới, đồng thời đối phó với thách thức mới.

KẾT LUẬN

Sau hơn 25 năm tiến hành đổi mới, chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta đã được định hình và phát triển mang tầm chiến lược lâu dài, phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới phát triển đất nước và xu hướng chung của thế giới. Nhờ có đường lối đối ngoại đúng đắn, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo đất nước đạt được nhiều thành tựu đáng kể không chỉ riêng trên mặt trận đối ngoại mà còn thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển chung của nước nhà.

Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những sai lầm và hạn chế trong hoạt động đối ngoại do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta cần nêu cao hơn nữa tầm quan trọng của chính sách đối ngoại trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước thời đại mới hiện nay.

Do đó, cần tiến hành xác định cụ thể từng phương hướng sát với tình hình vận động trong nước và thế giới về mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc hiện nay, từ đó tiến hành triển khai và thực hiện đồng bộ hệ thống những giải pháp nhằm thúc đẩy và hoàn thiện chính sách đối ngoại của nước ta đúng với yêu cầu mới của thời đại. Có như vậy, nước ta mới phát huy được mọi nội lực và ngoại lực trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội thành công.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS,TS. Tô Huy Rứa - GS,TS. Hoàng Chí Bảo “ Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta từ năm 1986 đến nay ”. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006;

2. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, X, XI, Nxb Chính trị Quốc gia.

3. PGS,TS. Phạm Văn Linh, TS. Nguyễn Hoàng ( 2011), Về những điểm mới của cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( Bổ sung và phát triển năm 2011), Nxb Chính trị Quốc gia.

4. Đảng cộng sản Việt Nam “ Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 20 năm đổi mới”. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. 5. Hỏi đáp về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và nhà

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN cao học, chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước ta trong tiến trình thực hiện sự nghiệp đổi mới (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w