Đa dạng hoá nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Khương Đình (Trang 30 - 36)

b. Thực trạng quản lý GDĐĐ cho học sinh trường tiểu học Khương

2.3.4. Đa dạng hoá nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo

học sinh

* Nội dung biện pháp:

Đảm bảo việc triển khai các nội dung GDĐĐ cho học sinh theo đúng yêu cầu chung của ngành, song có sự tích hợp với những vấn đề đạo đức trong cuộc sống để đưa việc giáo dục đạo đức gần gũi với hiện tại.

Tổ chức, chỉ đạo các hình thức GDĐĐ theo hướng đa chiều, phù hợp với các nội dung GDĐĐ đề ra bằng nhiều hoạt dộng đa dạng, phong phú, khuyến khích các em rèn luyện kỹ năng sống, điều chỉnh hành vi, thái độ, hình thành những thói quen đạo đức một cách tự nhiên, phù hợp với khả năng và tâm lý lứa tuổi.

Chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp GDĐĐ cho học sinh theo hướng đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm.

Nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi, phòng chống vi phạm đạo đức nhà giáo trong đội ngũ cán bộ, giáo viên. Tạo động lực để cán bộ, giáo viên phấn đấu rèn luyện cho xứng đáng với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời gìn giữ bảo vệ truyền thống nhà giáo, tu dưỡng đạo đức, lối sống trongsáng, lành mạnh, thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo. Qua các cuộc vận động có thể giáo dục cho học sinh để các em hướng vào tâm điểm của các hoạt động, từ đó giúp các em rèn luyện đạo đức một cách tốt hơn.

Tăng cường GDĐĐ cho học sinh thông qua các HĐNGCK.

Quản lý hoạt động GDNGCK là một nhiệm vụ của công tác quản lý trường học, có ý nghĩa trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, hình thành nhân cách cho học sinh nói riêng. GDNGCK là hoạt động tiếp nối các hoạt động lên lớp, là cơ sở để học sinh trải nghiệm, vận dụng các kiến thức học đường vào thực tiễn, do đó, đây là một cơ hội rèn luyện, phát triển nhân cách hiệu quả.

Thông qua hoạt động GDNGCK phát huy khả năng tự quản của học sinh, giúp nâng cao nhận thức, bồi dưỡng thái độ, tình cảm đúng đắn về các vấn đề xã hội, hình thành năng lực hoạt động thực tiễn, củng cố và phát triển các thói quen, hành vi tốt cho học sinh.

Chỉ đạo việc phối hợp giữa các bộ phận của nhà trường với giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động.

Hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc soạn KHDH và giảng dạy của giáo viên chủ nhiệm theo kế hoạch chung.

Phân công giáo viên phụ trách hoạt động NGCK, có kế hoạch tổ chức chuyên đề hoặc hội thảo về vấn đề NGCK của nhà trường. Chuẩn bị các điều kiện để đảm bảo cho các HĐNGCK có chất lượng.

Hoạt động Đội là hoạt động phong trào, phong phú và nhiều hình thức, mang tính trực quan sinh động phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học và có sức thu hút học sinh.

Các phong trào đội đề ra lớp phải thực hiện nghiêm túc, có đánh giá thi đua đối với giáo viên; kiểm tra thường xuyên công tác Đội, theo dõi tốt công tác trực chấm của sao đỏ; chỉ đạo TPT đội tổ chức tốt việc “Phát thanh măng non”; phối hợp giữa chuyên môn và đội tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khóa cho học sinh. Giờ chào cờ vào sáng thứ hai là tiết học quan trọng nhất. Bởi đây là tiết học đánh giá tổng kết và đưa ra phương hướng trong một tuần, nó giáo dục đạo đức học sinh một cách trực tiếp và có hiệu quả cao.

Để giờ chào cờ đạt được kết quả tốt, có tính giáo dục cao BGH luôn chú ý duyệt nội dung của phần chào cờ là đánh giá hoạt động đã thực hiện trong tuần của đội, của nhà trường.Các mặt làm tốt và tồn tại nêu những gương tốt sau đó là kế hoạch hoạt động trong tuần.

Các mặt làm tốt và tồn tại nêu những gương tốt sau đó là kế hoạch hoạt động trong tuần.

Buổi chào cờ đầu tuần

2.3.5. Phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

* Nội dung của biện pháp:

- Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình:

Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình được thể hiện như sau:

+ Họp CMHS của các lớp đầu năm học, sơ kết học kỳ, cuối năm học, họp đột xuất, bất thường khi cần thiết.

+ Mời CMHS đến trường khi học sinh vi phạm kỷ luật về học tập, vi phạm về đạo đức, hoặc tái phạm nhiều lần.

+ Trao đổi qua điện thoại với CMHS, thăm gia đình học sinh.

+ Trao đổi thông tin về học sinh giữa nhà trường với gia đình qua số liên lạc, cán bộ lớp.

+ Phối hợp với gia đình qua ban đại diện CMHS.

- Sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội:

Nhà trường chú ý tới việc tăng cường các mối quan hệ với các lực lượng xã hội như quan hệ với các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, xã hội ở địa phương, cộng đồng dân cư. Từ đó tăng cường phối hợp, tranh thủ lợi thế của các tổ chức, lực lượng xã hội.

- Phối hợp với Công đoàn, ĐTN, Đội TNTP, tổ GVCN…trong nhà trường đẩy mạnh hoạt động GDĐĐ trong mọi góc độ, sâu sát hơn, trung thực hơn.

- Phối hợp với các cơ sở giáo dục khác để học sinh có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập, cũng như nâng cao khả năng giao tiếp, rèn luyện phong cách đẹp, lối sống trong sách… Từ đó các em dễ hình thành động cơ thúc đẩy việc tu dưỡng đạo đức cũng như chăm chỉ học hành.

* Cách thức tiến hành biện pháp:

- Họp toàn thể CMHS của lớp:

Các cuộc họp này thường diễn ra định kỳ: đầu năm học, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học và họp theo nội dung chủ điểm, họp bất thường khi cần thiết.

Nhà trường phải lên kế hoạch họp phụ huynh, tổ chức hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ, định hướng nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ của kỳ họp cho GVCN, thống nhất hình thức tổ chức, thời gian thực hiện và quy trình tiến hành cuộc họp.

Mời CMHS đến trường khi học sinh vi phạm kỷ luật học tập, vi phạm đạo đức nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần.

Qua cuộc gặp gỡ, trao đổi với CMHS nhằm thông báo về tình hình học tập, rèn luyện của con em phụ huynh, đồng thời nắm bắt được những thông tin bổ sung, phản hồi từ phía gia đình các em. Cùng đi đến thống nhất để tìm ra nguyên nhân, lựa chọn biện pháp giáo dục và cam kết sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Biện pháp này phải được vận dụng linh hoạt, kéo léo và có thái độ đúng mực khi tiếp xúc với phụ huynh.

Xây dựng được Ban đại diện CMHS đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu về tính tiêu biểu, tính khách quan, cân đối hợp lý giữa các tầng lớp, thành phần, khu dân cư. Ban đại diện CMHS của trường được xây dựng trên cơ sở tín nhiệm của các Trưởng ban đại diện CMHS các lớp trong toàn trường. Trưởng ban đại diện CMHS trường và thường trực của ban đại diện phải là những người có uy tín, có khả năng và điều kiện tổ chức, điều hành và phối hợp trong giáo dục học sinh.

Trao đổi qua điện thoại, thư tín với CMHS. Biện pháp này thông tin được trao đổi nhanh chóng kịp thời, đặc biệt là khi có những tình huống đột xuất, những sự việc cần phải giải quyết nhanh. Đây là biện pháp rất hữu hiệu đối với giáo dục học sinh cá biệt.

Với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, công an, toà án, viện kiểm sát, quân đội… nhà trường cần tranh thủ sự lãnh đạo, hỗ trợ có ảnh hưởng rộng lớn đến thực hiện nhiệm vụ giáo dục và GDĐĐ cho học sinh.

Qua sự phối hợp với các cơ quan công an, y tế, các tổ chức xã hội xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

Phối hợp với Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học phường, xã các tổ chức đoàn thể, cá nhân để làm công tác đẩy mạnh phong trào “Dòng họ khuyến học”…và tích cực xây dựng “Xã hội học tập”. Nhà trường và xã hội phối hợp tạo ra quá trình giáo dục thống nhất và liên tục.

Học sinh nhà trường hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời năm 2018

Đ/c Nguyễn Lệ Hằng tham dự lễ kỷ niệm 21 năm ngày Khuyến học Việt Nam, hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời và tổng kết công tác khuyến học năm 2017

- Có sự phân công cụ thể người phụ trách công việc, định kỳ kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với những thay đổi bên ngoài. Nghiêm túc rút kinh nghiệm sau khi sơ kết các đợt thi đua, sau học kỳ một và

tổng kết năm học để cùng nhau tìm ra những bài học quý giá trong công tác GDĐĐ cho học sinh.

Để biện pháp được triển khai hiệu quả cần xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó với các đơn vị, tổ chức phối hợp. Người phụ trách công việc phối hợp ở các tổ chức phải năng động, nhiệt tình, sáng tạo và tâm huyết với SNGD.

Huy động các lực lượng xã hội tham gia công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh chính là việc tổng hợp và phát huy sức mạnh trên một bình diện giáo dục cùng hướng tới đối tượng học sinh mang tính nhân văn cao cả. Vì vậy, công tác GDĐĐ cho học sinh không phải là công tác đơn lẻ, biệt lập của một đối tượng, một tổ chức xã hội nào, và chỉ khi các lực lượng tham gia công tác này được huy động, được thống nhất thì tiềm năng nội sinh của nó mới được phát huy cao độ hướng tới việc GDĐĐ cho học sinh.

Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể ngoài nhà trường chính là nhà trường đã làm tốt công tác XHHGD, chia sẻ công tác giáo dục với toàn xã hội và ngược lại cả xã hội cũng tập trung cho giáo dục. Như vậy, nhà trường đã phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Khương Đình (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w