Các bước tiến hành thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân – nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trong ngành tư pháp (Trang 29 - 31)

tra của thủ trưởng,...)

+ Thanh tra chuyên đề: được tiến hàn nhằm chấn chỉnh kịp thời một khâu công tác nào đó (ví dụ: công tác tiếp dân);

+ Thanh tra đột xuất: để giải quyết những trường hợp phát sinh đột xuất về một vấn đề nào đó ở một địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị (ví dụ: một vụ việc khiếu nại đông người gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị ở địa phương).

VII. Nội dung việc thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồm các vấn đề: + Công tác tổ chức tiếp công dân (tiếp dân thường xuyên, tiếp dân định kỳ của Thủ trưởng cơ quan, việc bố trí điều kiện, trang thiết bị phục vụ công tác tiếp dân,...);

+ Việc tổ chức tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo (tiếp nhận, tổ chức nghiên cứu, phân loại, tổ chức quản lý, theo dõi đơn thư...);

+ Việc tổ chức xem xét, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của đối tượng thanh tra, kiểm tra;

+ Công tác quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo (trong việc ban hành văn bản chỉ đạo, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng thuộc quyền; việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tiếp dân....);

+ Việc tổng kết, sơ kết rút kinh nghiệm trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

VIII. Các bước tiến hành thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo: tố cáo:

Bước 1. Chuẩn bị thanh tra:

a. Nắm tình hình nơi dự định thanh tra để có căn cứ xây dựng kế hoạch:

Đây là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định rõ đối tượng, phạm vi và những nội dung cần thanh tra để từ đó xây dựng kế hoạch thanh tra. Cơ quan thanh tra cần nắm bắt được các thông tin về số lượng đơn thư

khiếu nại, tố cáo phát sinh ở một thời điểm nhất định của địa phương, ngành, đơn vị, qua đó sẽ biết rõ số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết và kết quả giải quyết; đánh giá ưu khuyết điểm, nguyên nhân tồn tại trong công tác xét giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương, ngành, đơn vị trực thuộc; số lượng đơn thư vượt cấp trong từng thời kỳ và quá trình phân loại, hướng dẫn của cấp mình đối với địa phương, ngành, đơn vị chuẩn bị kiểm tra...

b. Ra quyết định và xây dựng kế hoạch thanh tra:

Việc nắm tình hình để ra quyết định thanh tra là cần thiết. Quyết định thanh tra phải đúng về mặt thể thức văn bản, ghi rõ nội dung thanh tra, người thực hiện, đối tượng, thời gian thanh tra,... theo các quy định của pháp luật về thanh tra. Trên cơ sở quyết định thanh tra, cơ quan thanh tra phải xây dựng kế hoạch thanh tra, kế hoạch này phải nêu được mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung, phương pháp tiến hành và thời gian thực hiện cùng những điều kiện bảo đảm. Kế hoạch thanh tra phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 2. Tiến hành thanh tra:

Đây là quá trình thu thập các nguồn thông tin từ đối tượng thanh tra và quá trình xử lý các thông tin thu thập được, đối chiếu với các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo để đánh giá một cách khách quan, trung thực những ưu, khuyết điểm, nguyên nhân tồn tại để có những kiến nghị xác đáng. Đây là giai đoạn quyết định về kết quả thanh tra.

Việc thanh tra được tiến hành theo các bước như sau:

1). Nghe đối tượng thanh tra báo cáo cụ thể về các nội dung đã vạch ra trong kế hoạch thanh tra;

2). Kiểm tra các mặt công tác, kiểm tra sổ sách, hồ sơ và thực tế quá trình thực hiện của đối tượng được thanh tra. Ví dụ: kiểm tra việc tổ chức tiếp dân: phải đi sâu vào việc kiểm tra việc bố trí nơi tiếp dân như địa điểm, điều kiện cơ sở vật chất, lịch tiếp dân của Thủ trưởng cơ quan, việc tiếp dân thường xuyên; nội quy, quy chế tiếp dân; số lượng công dân đến trình bày,

phản ánh, kiến nghị; kết quả tiếp dân và xử lý các việc phức tạp; sổ sách ghi chép việc tiếp dân, việc bố trí cán bộ chuyên trách tiếp dân...

Khi kiểm tra các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết, phải kiểm tra sâu các hồ sơ giải quyết, xem xét kỹ các chứng cứ, tài liệu, đối chiếu với các văn bản pháp luật để kết luận đúng – sai; việc ra các quyết định giải quyết, việc bảo đảm trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Phải kiểm tra các đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi vượt cấp đã được cấp trên chuyển về, có công văn nhắc nhở, đôn đốc của cấp có thẩm quyền, kết quả giải quyết và tình hình tồn động, nguyên nhân....

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân – nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trong ngành tư pháp (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w