II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ qua
3. Những kiến nghị:
Trên cơ sở thực trạng của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua, em xin mạnh dạn đưa ra một số những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong thời gian tới.
Thứ nhất, Nhà nước nên tiếp tục ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan để cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hiện nay các nhà đầu tư rất quan tâm đến tiến trìng cổ phần hoá các doanh nghiệp. Họ hy vọng trong một tương lai không xa, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được cổ phần hoá và được niêm yết tại thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng giá thuê đất ở Việt Nam quá cao... Hoàn thiện môi trường đầu tư liên quan chặt chẽ với luật đầu tư nước ngoài của nước sở tại. Vì vậy, chính phủ nên sớm ban hành nghị định quy định chi tiết việc thực hiện chương III, phần 6 của bộ luật dân sự về chuyển giao công nghệ với những ưu đãi rộng rãi hơn cho các nhà đầu tư có chuyển giao công nghệ; xúc tiến việc hướng dẫn điều 65- luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; khuyến khích hoạt động nghiên cứu - triển khai công nghệ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực khác nhau, các vùng kém phát triển... thông qua ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác.
Thứ hai, Nhà nước cần tăng cường quản lý các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ để tránh những phiền hà trung gian không cần thiết. Mặt khác, sự kiểm soát chặt chẽ này sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ hiệu quả hơn. Nguồn thông tin do họ cung cấp cũng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Thứ ba, ban hành danh mục các công nghệ được ưu tiên chuyển giao. Danh mục này giúp Nhà nước thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển công nghệ quốc gia
như đã định. Đồng thời, giúp các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Thứ tư, Nhà nước có các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn việc chuyển giao các máy móc, thiết bị cũ được tân trang lại và các công nghệ lạc hậu. Về lâu dài, Nhà nước nên ban hành chính sách công nghệ quốc gia.
Thứ năm, áp dụng các biẹn pháp kiểm tra về bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư nước ngoài. Các công nghệ được chuyển giao trong các dự án đầu tư phải trình duyệt với Bộ khoa học – công nghệ và môi trường. Công nghệ gây ô nhiễn có thể bị phạt, bị đánh thuế nặng hay trả về cho nhà đầu tư.
Thứ sáu, Nhà nước có chính sách ưu đãi, khuyến khích hoạt động nghiên cứu- triển khai trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Phần kết thúc
“Chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài” vốn không phải là một đề tài mới. Nhưng đây cũng là một vấn đề đã cũ đối với các nhà quản lý vĩ mô nền kinh tế và ngay cả đối với mọi doanh nghiệp. Chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài đã và đang đặt ra nhiều vướng mắc cần giải quyết bên cạnh những ưu điểm đáng được học tập, được phát huy. Trong điều kiện hiện nay, Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ, đưa ra những biện pháp, chính sách giúp đỡ các doanh nghiệp tiến hành chuyển giao công nghệ. Mặt khác, các doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của chuyển giao công nghệ, đặc biệt là chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài. Bởi đây là một trong những con đường thuận lợi và ngắn nhất để doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Hiểu được vị trí của chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước cho ta thấy sự cần thiết phải tháo gỡ những vướng mắc của quá trình thực hiện đó. Trong khuôn khổ giới hạn của bài viết, em xin đưa ra một số giả pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài. Do một số hạn chế nhất định, có thể chưa thật đầy đủ nhưng đây là các giải pháp chung nhất dưới góc độ của một người nghiên cứu khoa học.
Hy vọng chuyển giao công nghệ trong thời gian tới sẽ là một phần quan trọng của các dự án đầu tư nước ngoài. Chuyển giao công nghệ hiệu quả là nhân tố thúc đẩy nền công nghệ quốc gia phát triển, giảm sự chênh lệch về trình độ công nghệ so với thế giớ. Công nghệ mạnh giúp các doanh nghiệp có đủ nguồn lực để tham gia cạnh tranh, đặc biệt khi hàng rào thuế quan được xoá bỏ vào năm 2003.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Công nghệ và quản lý công nghệ – Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – Bộ môn quản lý công nghệ – 1999.
2. Giáo trình Quản trị dự án đầu tư quốc tế và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế – Nhà xuất bản Thống kê - 1998.
3. Chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế thị trường, vận dụng vào Việt Nam – Nhà xuất bản Nông nghiệp – 1994.
4. Chuyển giao công nghệ và quản lý của Nhật Bản sang các nước ASEAN( nhiều tác giả Nhật Bản).
5. Suy nghĩ về cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ở nước ta – PGS. TS Nguyễn Tiến Đích – Tạp chí hoạt động khoa học số 4/2000.
6. Tác động của khoa học và công nghệ đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn – Chu Tuấn Nhạ - Tạp chí hoạt động khoa học số 3/2000.
7. Cơ sở và lợi ích của chuyển giao công nghệ quốc tế – Những vấn đề kinh tế kinh tế thế giới số 6 (62)/1999.
8. Kinh nghiệm tiếp nhận chuyển giao công nghệ của các NIE Châu á - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam – Hoàng Thị Bích Loan – Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Kinh tế Châu á Thái Bình Dương số 4(21)/2000.
9. Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. Thực trạng vấn đề và giải pháp – Danh Sơn – Nghiên cứu kinh tế số 264, tháng 05/2000.
10. Đầu tư - chuyển giao công nghệ theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam – Phạm Thị Tuý – Kinh tế Châu á Thái Bình Dương số 1(18).
11. Technology Assessment In Viet Nam: Concept and Practices.
Technology Transfer To a Developing Country – Some Experiences From Viet Nam.
Tran Ngoc Ca – The National Institute for Science and Technology Policy and Strategy Studies(NISTPASS), Ministry of Science, Technology and Environment(MOSTE).
mục lục
Lời nói đầu ... 1
Chương I: những vấn đề chung về chuyển giao công nghệ ... 4
I. Công nghệ... 4
1. Khái niệm và nội dung công nghệ ...4
2. Phân loại công nghệ. ...6
II. Chuyển giao công nghệ. ... 7
1. Khái niệm và đối tượng chuyển giao công nghệ ...7
2. Các hình thức chuyển giao công nghệ. ...8
3. Cơ sở của hoạt động chuyển giao công nghệ ...9
4. Vai trò của chuyển giao công nghệ ...9
III. Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ của một số nước.... 10
1. Thế nào là một công nghệ thích hợp ...10
2. Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ của một số nước. ...10
chương ii: Thực trạng chuyển giao công nghệ qua các dư án đầu tư nươc ngoài tại việt nam ... 14
I. Đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam và trình độ công nghệ tại Việt Nam.... 14
2. Trình độ khoa học công nghệ tại các doanh nghiệp Việt Nam. ...15
II. Tính tất yếu của hoạt động chuyển giao công nghệ ... 16
III. Thực trạng chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua ... 17
1. Đánh giá chung về chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua. ...17
2. Những kết quả đạt được. ...20
3. Những mặt còn tồn tại. ...22
Chương III: Phương hướng và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam... 26
I. Nhận định chung về tình hình chuyển giao công nghệ trong thời gian sắp tới.... 26
II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. ... 27
1. Giải pháp đổi mới từ phía Nhà nước. ...27
2. Giải pháp đổi mới từ phía doanh nghiệp...29
Phần kết thúc 32