Tiêu chí phân vùng sinh thái lâm nghiệp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO Nghiên cứu Phân vùng sinh thái Lâm nghiệp tại Việt Nam (Trang 26 - 27)

4 Cơ sở khoa học của các tiêu chí phân vị theo mục tiêu nghiên cứu

4.4.3 Tiêu chí phân vùng sinh thái lâm nghiệp

Sinh thái rừng được quan niệm là 1 lĩnh vực quan hệ chặt chẽ với khái niệm cảnh quan sinh

thái nói chung, và là bộ phận quan trọng của cảnh quan sinh thái, vì vậy, ngoài các chức năng riêng, sinh thái rừng cũng có các chức năng của cảnh quan sinh thái trong hướng dẫn sau đây:

 Chức năng tự nhiên: sự tồn tại và biến đổi các thành phần cảnh quan như khí hậu, thủy văn, đất, địa hình, địa chất, v.v.

 Chức năng môi trường sống tự nhiên và nhân tạo thuộc các thành phần cấu trúc cảnh quan như trên;

 Chức năng năng suất sinh học, sự chuyển hóa vật chất và chức năng trong hệ.

 Chức năng kinh tế xã hội: chức năng cung cấp;

 Chức năng chứa đựng, chuyển hóa chất thải.

Trong việc sử dụng kết quả phân vùng sinh thái các phân vị có ý nghĩa thực tiễn được sử dụng cho công tác quy hoạch vĩ mô về chiến lược và các chương trình là đơn vị vùng sinh thái, đơn vị sử dụng cho các quy hoạch kế hoạch hoặc chương trình dự án nhỏ thường là cấp tiểu vùng, cấp tiểu vùng tương đương phân vị dạng cảnh quan và cảnh quan sinh thái. Ngoài ra, đặc thù của lãnh thổ không chỉ trong phân vùng sinh thái lâm nghiệp mà còn nhiều loại phân vùng khác là cấp phân vị miền sinh thái, đó là miền bắc và miền nam có ranh giới là đèo Hải Vân.

Các tiêu chí để phân Miền :

 Sử dụng hệ thống tiêu chí và chỉ số phân chia Miền của các công trình Phân vùng khí hậu tự nhiên là đầy đủ .

 Trong phân vùng sinh thái lâm nghiệp , 2 đơn vị vùngtiểu vùng được đề xuất làm các phân vị chính .

Các tiêu chí để phân chia vùng:

 Có tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại)

 Có sự đồng nhất tương đối về một kiểu kiến trúc địa chất tạo nên một hình thái đại địa hình được đặc trưng bởi sự phân hóa không lớn về khí hậu, thổ nhưỡng và thảm thực vật rừng.

 Có 1 hoặc một vài hệ sinh thái rừng đặc trưng cho vùng phân bố theo vĩ độ và độ cao (thêm)

 Có sự đồng nhất tương đối trong quy hoạch phát triển lâm nghiệp

Các tiêu chí phân chia tiểu vùng:

 Có cùng một dạng cảnh quan đồng nhất tương đối về nền đá mẹ và hình thái địa hình; tiểu khí hậu; đơn vị đất và các quần xã thực vật.

 Có tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại) trong nội bộ vùng .

 Tương đối đồng nhất về kiểu rừng và năng suất

 Có ranh giới nằm gọn trong 1 vùng sinh thái lâm nghiêp  Có sự đồng nhất về phương thức sử dụng đất

Một phần của tài liệu BÁO CÁO Nghiên cứu Phân vùng sinh thái Lâm nghiệp tại Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)