KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng sử dụng khoảng cách để tính góc trong không gian cho học sinh lớp 11 ở trường THPT triệu sơn 3 (Trang 26)

3.1. Kết luận

Từ việc sử dụng khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, khoảng

cách từ một điểm đến một mặt phẳng để tính góc trên cộng với sự định hướng của giáo viên sẽ giúp học sinh giải quyết dạng bài tập về góc. Với cách tiếp cận đó sẽ hình thành ở học sinh kỹ năng giải toán hình học nói chung, phát huy tính sáng tạo tìm tòi lời giải cho một bài toán, một dạng toán.

Tóm lại, để phát triển năng lực toán học trong quá trình dạy học bộ môn Toán chúng ta đi tìm cách nâng cao các yếu tố “Tri thức chuyên môn Toán, kỹ năng làm toán và thái độ tình cảm đối với môn Toán”. Làm được điều này trước hết giáo viên phải cần có năng lực nghiên cứu sáng tạo cái mới (phương pháp mới, kiến thức mới, bài toán mới...) để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình luôn giữ vững vai trò là người điều khiển của quá trình dạy học. Đối với mỗi dạng toán người thầy nên hình thành và chú ý rèn luyện, phát triển các năng lực Toán học cho các em. Tính góc bằng phương pháp và kỹ thuật ở trên sẽ giúp học sinh chủ động trong việc phát hiện ra tri thức và nắm bắt được tri thức để từ đó kích thích sự đam mê, sáng tạo trong học tập bộ môn Toán của học sinh.

3.2. Kiến nghị

Trên đây là một số sáng kiến và kinh ngiệm của tôi đã thực hiện tại đơn vị trong các năm học vừa qua. Rất mong đề tài này được xem xét, mở rộng hơn nữa để áp dụng cho mọi đối tượng học sinh, giúp học sinh yêu thích và say mê học Toán hơn.

XÁC NHẬN

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 6 năm 2020

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người

khác.

Người viết

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng sử dụng khoảng cách để tính góc trong không gian cho học sinh lớp 11 ở trường THPT triệu sơn 3 (Trang 26)

w