Xuất giải pháp:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng Sông Tô Lịch và đề xuất giải pháp (Trang 29)

Hiện tại nước sông Tô Lịch đoạn chảy dọc trục đường Kim Giang hiện đang bị ô nhiễm. Do đó, để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sông Tô Lịch nhóm nghiên cứu đã tiến hành đề xuất một số giải pháp để cải thiện chất lượng nước sông :

4.2.1 Giải pháp phi công trình:

Giải pháp chính sách quản lý:

Tăng cường xây dựng thể chế, chính sách quản lý môi trường và có sự tham gia của cộng đồng. Phân công, thống nhấ trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan quản lý liên quan đến môi trường trong thành phố Hà Nội nhằm tránh chồng chéo,

Ban hành cơ chế ưu tiên, khuyến khích nhằm huy động các tổ chức trong và ngoài nước tham gia, đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý ô nhiễm nước thải đô thị theo hướng phát triển xã hội hóa đã được thành phố thông qua.

Luôn luôn gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với hoạt động bảo vệ môi trường nhằm hạn chế tải lượng lớn chất thải vào môi trường nước. Kiểm soát các nguồn nước thải trước khi thải ra phải đạt tiêu chuẩn môi trường.

Tăng cường công tác kiểm tra, thạnh tra các cơ sở đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường để buộc các cơ sở kinh doanh, sản xuất phải xây dựng hệ thống xử lí nước thải theo như báo cáo đã được phê duyệt.

Gỉai pháp cộng đồng:

Nâng cao ý thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường

Tăng cường công tác truyền thông từng nhà, ngõ xóm theo phương thức gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về môi trường đến tất cả các đối tượng nhân dân.

Thực hiện kiểm kê nguồn thải, các nghiên cứu về ảnh hưởng của kinh tế đối với ô nhiễm môi trường, công khai các số liệu quan trắc hàng năm theo hình thức biểu đồ, tranh vẽ nhằm minh chứng cho người dân thấy được hiện trạng môi trường xung quanh và xu thế diễn biến mức ô nhiễm của nó.

- Thực hiện các chương trình giáo dục môi trường tại các trường học các cấp. Các chương trình giáo dục cũng cần được thiết kế thiết thực, sử dụng các bằng chứng thực tế về cộng đồng có thể nhận thức rõ rang về môi trường.

Quản lí và bảo vệ môi trường có sự tham gia của cộng đồng

Kêu gọi, khuyến khích nhân dân phối hợp với các nhà quản lý, giúp họ đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm thiết thực và hiệu quả nhất.

Luôn phối hợp chặt chẽ với nhân dân địa phương bằng cách tạp các kênh thông tin liên lạc thường xuyên để có các thông tin mới nhất về diễn biến môi trường của từng khu vực.

4.2.2 Giải pháp công trình:

Xây dựng các trạm xử lý nước ngay tại nguồn. Khi các trạm xử lí được đặt ngay tại nguồn sẽ làm giảm được sự ô nhiễm do nguồn nước thải chưa được xử lí. Nước sau xử lý sẽ được bơm vào

sông Tô Lịch hoặc tận sử dụng nước thải đã qua xử lý cho phát triển kinh tế, xã hội.

Sử dụng chế phẩm vi sinh, hóa sinh xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn trước khi thải ra sông. Thay vì xả thẳng nước thải ra sông như hiện nay, mỗi gia đình, cơ sở sản xuất dọc bờ sông phải xây dựng những hố ga thu nước, lắng đọng rác thải trước khi thải ra sông. phải gom nước thải sinh hoạt vào đường riêng, xử lý đúng tiêu chuẩn rồi mới đổ ra sông Tô Lịch.

Xây dựng hệ thống “Kênh kỹ thuật” ngay trong lòng sông cũ chạy dọc hai bên bờ sông tách biệt với kênh sông chính đảm bảo tiêu thoát nước thải sinh hoạt thường ngày. Nước thải sinh hoạt được đưa về các trạm xử lý trước khi đổ vào dòng sông cùng với nguồn nước bổ sung khác sẽ tạo ra dòng chảy sạch. Sử dụng nước sông Hồng, lấy nước sông Hồng đưa vào sông Tô Lịch đề lưu thông dòng chảy làm giảm nồng độ ô nhiễm.

Sử dụng công nghệ nano bioreactor của Nhật để phân hủy hoàn toàn lớp bùn ở tầng đáy mà không cần nạo vét cơ học, sẽ xử lý căn cơ và triệt để.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hệ thống sông nội đô thành phố Hà Nội đóng vai trò là mạng lưới kênh thoát nước thải cấp I, tiếp nhận nguồn nước thải và nguồn nước mưa. Kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước của sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng. hầu hết các thông số quan trắc đều vươt giới hạn cho phép theo QCVN 08:2015 về chất lượng nước mặt khuyến cáo có thể có tác động lớn đến vấn đề ô nhiễm mùi, ảnh hưởng đến sức khỏe dân cư ven sông và khả năng gây ăn mòn các công trình. Hàm lượng COD trung bình vượt quy chuẩn cho phép 4.6 lần. BOD trung bình vượt quy chuẩn cho phép 5.95 lần. NH4+ trung bình vượt quy chuẩn cho phép 37.7 lần.Hàm lượng colifom trung bình vượt quy chuẩn cho phép 5.68 lần,… Kết quả đánh giá chỉ số WQI cũng chỉ ra rằng nước sông Tô Lịch đoạn chảy dọc trục đường Kim Giang đang bị ô nhiễm.

Theo kết quả điều tra và quan sát, ta thấy được hiện trạng quản lí sông Tô Lịch đạn chảy dọc trục đường Kim Giang đang còn yếu kém. Do hàng loạt nhà hàng dịch vụ, nhà dân mọc lên do quá trình đô thị hóa đã xả trực tiếp nước thải xuống sông đã khiến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo số liệu phỏng vấn của người dân nước thải sinh hoạt, dịch vụ là nguồn gây ô nhiễm chính của dòng sông.

Trên cơ sở điều tra đánh giá nhóm nghiên cứu có một số kiến nghị, giải pháp để nâng cao chất lượng nước như sau:

Bảng 11: Giải pháp và kiến nghị

Giải pháp Cơ sở Thực tiễn

Xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường

Luật thuế BVMT 2010 Nghị định 142/2013/NĐ-CP: xử phạt vi phạm hành chính

Các cơ quan quản lý tiến hành giám sát chặt chẽ, xử phạt đối với đối tượng có hành động gây ảnh hưởng chất lượng nước sông.

Sử dụng chế phẩm vi sinh, hóa sinh xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn trước khi thải ra sông.

Khoa học công nghệ

Thay vì xả thẳng nước thải ra sông như hiện nay, mỗi gia đình, cơ sở sản xuất dọc bờ sông phải xây dựng những hố ga thu nước, lắng đọng rác thải trước khi thải ra sông. phải gom nước thải sinh hoạt vào đường riêng, xử lý đúng tiêu chuẩn rồi mới đổ ra sông Tô Lịch.

Xây dựng các trạm xử lý

nước ngay tại nguồn Nghị định số 80/2014/NĐ-CP Nước sau xử lý sẽ được bơm vào sông Tô Lịch hoặc tận sử dụng nước thải đã qua xử lý cho phát triển kinh tế, xã hội.

Xây dựng hệ thống

“Kênh kỹ thuật” Quy hoạch Việc xây dựng hai bên bờ sông hệ thống “Kênh kỹ thuật” tách rời với sông chính để dẫn nước thải chủ động về trạm xử lý .

Sử dụng nước sông Hồng

Khoa học công nghệ

Lấy nước sông Hồng đưa vào sông Tô Lịch đề lưu thông dòng chảy làm giảm nồng độ ô nhiễm

Sử dụng công nghệ nano

bioreactor của Nhật Khoa học công nghệ Việc sử dụng công nghệ của Nhật Bản đã làm thay đổi chất lượng của nước sông, không còn mùi hôi thối, không còn váng đen đặc trên mặt nước

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Thị Như Quyên (2012),Nghiên cứu hiện trạng môi

trường nước phục vụ quy hoạch Hệ thống xử lý nước thải sông Tô Lịch - Đoạn từ Hoàng Quốc Việt đến Ngã Tư Sở , Luận văn ThS Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

2. Lương Duy Hanh, Nguyễn Xuân Hải, Trần Thị Hồng, Nguyễn Hữu Huấn, Phạm Hùng Sơn, Đinh Tạ Tuấn Linh, Nguyễn Việt Hoàng, Hồ Nguyên Hoàng, Phạm Anh Hùng, Phí Phương Hạnh (2016), “Đánh giá chất lượng nước sông liên quan đến ô nhiễm mùi của một số sông nội đô thành phố Hà Nội”, Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số IS (2016) 147-155.

Phụ lục 1:

PHIẾU KHẢO SÁT

PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG

TÔ LỊCH ĐOẠN CHẢY DỌC TRỤC ĐƯỜNG KIM GIANG

Xin Ông/Bà vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (×) vào một ô thích hợp. Sự giúp đỡ bằng cách trả lời và đánh giá của Ông/Bà về các vấn đề của hiện trạng và quản lý nước sông Tô Lịch tại địa phương sẽ có ý nghĩa quan trọng và thực tiễn để hướng tới đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng nươc. Chúng tôi đảm bảo các thông tin của Ông/Bà cung cấp sẽ được sử dụng để nghiên cứu và làm tài liệu học tập tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

I. Thông tin chung

1. Họ tên: ……… 2. Giới tính: Nam Nữ

3. Tuổi:……… 4. Nghề nghiệp chính hiện tại:

………....

□Nông nghiệp □Cơ quan nhà nước □Công nhân □Dịch vụ □Khác 5. Trình độ văn hóa: ……… □Tiểu học □THCS □THPT □Học nghề □Đại học, Cao đẳng Khác: …………

6. Số người trong gia đình:

7. Số người trong độ tuổi đi học:

……….

8. Khoảng cách từ nhà đến sông Tô Lịch:………... 9. Thời gian sinh sống tại khu vực:

………. 10. Địa chỉ gia đình:

……….

II. Hiện trạng môi trường nước sông Tô lịch

11. Ông/Bà có nhận thấy mùi khó chịu từ nước sông? □Không nhận thấy □Nhận thấy ít □Trung bình

□Khó chịu □Rất khó chịu

12. Mức độ hài lòng của Ông/Bà về chất lượng nước sông hiện nay?

□Rất không hài lòng □ Rất không hài lòng □Trung bình

□Hài lòng □Rất hài lòng

13. Lượng nước sinh hoạt của gia đình Ông/Bà trong một tháng?

□Dưới 10 khối □10-20 Khối □Trên 20 Khối

Cụ thể:………..

15. Ông/Bà có biết tác động cụ thể nào đến nước sông trong khu vực?

□ Sinh hoạt □ Dịch vụ

□ Công nghiệp, làng nghề □ Nông nghiệp □ Khác ………

16. Đánh giá của Ông/Bà về mức độ ảnh hưởng của các nhà hàng dịch vụ kinh doanh đến môi trường nước sông Tô Lịch?

□Không ảnh hưởng □Ít ảnh hưởng □Trung bình

17. Cảm nhận của Ông/Bà về chất lượng nước sông 5 năm gần đây?

□ Giảm đi □ Không thay đổi □Tăng lên

III. Hiện trạng khai thác và sử dụng nước sông Tô Lịch

18.Ông/Bà có sử dụng nguồn nước từ sông Tô Lịch phục vụ mục đích gì không?

□Không sử dụng □Sử dụng ít □Trung bình

□Nhiều □Rất nhiều

20.Ông/Bà khai thác nước sông phục vụ mục đích gì? □ Sinh hoạt □ Dịch vụ

□ Công nghiệp, làng nghề □ Nông nghiệp □ Khác ………

19. Đánh giá của Ông/bà về vấn đề sử dụng nước sông Tô Lịch của các hộ dân xung quanh?

□Không sử dụng □Sử dụng ít □Trung bình

□Nhiều □Rất nhiều

21.Theo Ông/Bà nước sông hiện nay được khai thác phục vụ mục đích?

□ Sinh hoạt □ Dịch vụ

□ Công nghiệp, làng nghề □ Nông nghiệp □ Khác ………

IV. Tác động của nước sông đến đời sống của người dân

22.Ông/Bà sự thay đổi chất lượng nước sông có ảnh hưởng đến ông bà và gia đình không?

□Không ảnh hưởng□Ít ảnh hưởng □Trung bình

23.Nếu có tác động thì tác động đó là gì?

□ Sức khỏe □ Cảm quan

□ Kinh tế □Khác………. 24. Trên cơ sở quan sát hiểu biết của Ông/ Bà thì sự thay đổi của chất nước nước sông có ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của người dân trong khu vực?

□Không ảnh hưởng□Ít ảnh hưởng □Trung bình

□Nhiều □ Rất nhiều

25. Ông/Bà có cho rằng chất lượng nước sông thay đổi đã ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng sống của người dân trong khu vực?

□Không ảnh hưởng □Tốt lên □Xấu đi

V. Hiện trạng công tác quản lý sông

26.Đánh giá của Ông/Bà về mức độ quan tâm cử chính quyền địa phương đối với công tác quản lý môi trường nước sông?

□Rất kém □Kém □Trung bình □Tốt

□Rất tốt

27.Đánh giá của Ông/Bà về hiệu quả quản lý môi trường nước sông của chính quyền địa phương?

□Rất kém □Kém □Trung bình □Tốt

□Rất tốt

28.Hộ gia đình ông/bà đánh giá như thế nào về sự phối hợp giữa người dân và chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ môi trường sông Tô Lịch?

□Chưa có sự phối hợp □Phối hợp kém □Trung bình

□Phối hợp Tốt □Phối hợp Rất tốt

29.Ý kiến của Ông/Bà để cải thiện công tác quản lý của sông Tô Lịch đoạn chảy qua khu vực:

... ...

30.Ý kiến của Ông/Bà để cải thiện tình trạng của sông Tô Lịch đoạn chảy qua khu vực:

... ...

………..

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những đánh giá của Ông/Bà.

Phụ lục 2:

Đóng góp Thành viên tham gia Tỷ lệ đóng góp Ghi chú Lên ý tưởng

Thiết kế phiếu phỏng vấn Đào Thị Nguyệt 100% Thực địa phỏng vấn

Nguyễn Phương Anh 33%

Trương Thủy Tiên 33%

Nguyễn Thị Minh

Ngọc 33%

Xử lý số liệu

Đào Thị Nguyệt 80%

Viết tổng quan và phương pháp nghiên cứu

Nguyễn Đức Chí Thành 20% Đào Thị Nguyệt 80% Đánh giá các thông số môi trường Nguyễn Đức Thành 50% Nguyễn Đức Chí Thành 50%

Đánh giá điều tra phỏng vấn

Nguyễn Thị Minh

Ngọc 50%

Nguyễn Phương Anh 50%

Đánh giá công tác quản lý

Nguyễn Phương Anh 40%

Đào Thị Nguyệt 40%

Vũ Minh Quân 20%

Đưa ra biện pháp Trương Thủy Tiên 50%

Vũ Minh Quân 50%

Tổng kết Đào Thị Nguyệt 10%

Trương Thủy Tiên 90%

Trình bày báo cáo Đào Thị Nguyệt 80%

Nguyễn Phương Anh 20%

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng Sông Tô Lịch và đề xuất giải pháp (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w