Truyền tin multicast trên nền mạng ngang hàng có cấu trúc Chord 29

Một phần của tài liệu giải pháp khắc phục lỗi trong truyền thông multicast dựa trên nền mạng ngang hàng chord (Trang 30 - 33)

Chord

Chúng ta đã có những khái niệm cơ bản về giao thức mạng ngang hàng Chord và truyền thông multicast tầng ứng dụng. Chúng ta có thể thấy được rằng Chord là giao thức mạng ngang hàng ở tầng ứng dụng, có khả năng quản lý một số lượng lớn các node tham gia, có khả năng hoạt động được trong môi trường lỗi cao, tần suất vào/ra của các node lớn. Hơn nữa, bảng finger giúp cho giao thức Chord có được khả năng định tuyến rất tốt, với số bước để thực hiện việc định tuyến đạt mức tối thiểu. Do đó, có thể sử dụng mạng ngang hàng giao thức Chord làm mạng phủ để triển khai truyền thông multicast tầng ứng dụng.

Hình 15. Truyền thông multicast trên mạng Chord

Hình 15 minh họa quá trình truyền thông multicast dựa trên nền mạng ngang hàng sử dụng giao thức Chord. Trong truyền thông multicast, việc truyền tin sẽ thực hiện theo sơ đồ dạng cây, node nguồn sẽ truyền luồng dữ liệu cho một số node con. Đến lượt mình, mỗi node con lại truyền luồn dữ liệu đó cho một số node khác. Quá trình này được thực hiện liên tục cho tới khi tất cả các node tham gia vào nhóm multicast đều đã nhận được luồng dữ liệu. Khi đó, sơđồ truyền dữ liệu qua các node được gọi là cây multicast.

Dựa vào bảng finger của giao thức Chord, quá trình xây dựng cây multicast và truyền dữ liệu sẽđược thực hiện như sau:

• Các node con của node nguồn chính là các bản ghi trong bảng finger của nó. Node nguồn chỉ trực tiếp truyền dữ liệu cho các node này, gọi là các node con cấp một.

• Cùng với quá trình truyền dữ liệu, node nguồn sẽ phân công khoảng multicast cho mỗi node con cấp một. Khoảng multicast này là khoảng định danh bắt

đầu từ node con đó tới ngay trước node con kế tiếp. Node con cấp một sẽ

phải đảm bảo luồng dữ liệu multicast phải được phát đến tất cả các node có

định danh nằm trong khoảng định danh mà mình phụ trách.

• Đến lượt mình, các node con cấp một trực tiếp truyền dữ liệu multicast cho các bản ghi trong bảng finger của nó và có định danh nằm trong quản multicast mà nó quản lý. Chúng ta gọi các node này là node con cấp hai.

• Mỗi node con cấp hai lại được giao quản lý một khoảng multicast nhỏ hơn, bắt đầu từ nó đến trước node con kế tiếp.

• Quá trình này được thực hiện đến khi tất cả các node đều đã nhận được luồng multicast.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng nếu thực hiện multicast theo phương thức này, tất cả các node trong mạng Chord đều sẽ chắc chắn nhận được dữ liệu. Việc định tuyến hoàn toàn dựa vào bảng finger của giao thức Chord, do đó rất nhanh chóng, hiệu quả và dễ cài đặt.

Nhược điểm của phương pháp này là cây multicast được xây dựng là cây lệch trái. Các node ở cuối vòng tròn Chord thường có độ sâu lớn hơn nhiều so với các node ở đầu vòng tròn. Do đó, độ trễ tương đối của dữ liệu nhận được giữa các node là không đều nhau. Tuy nhiên, nếu hàm băm được xây dựng tốt thì có thể làm giảm đáng kể sự chênh lệch trên.

* * *

Trong chương này, chúng ta đã có những khái niệm cơ bản nhất về truyền thông multicast và truyền thông multicast trên mạng ngang hàng Chord. Trong chương tiếp theo, tôi sẽ trình bày các vấn đề lỗi ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và hiệu năng của quá trình truyền thông multicast trên nền mạng ngang hàng giao thức Chord. Tôi cũng sẽđề ra giải pháp để khắc phục các vấn đềđó.

Chương 3 – Khc phc li trong truyn thông multicast trên nn mng ngang hàng giao thc Chord

Phần đầu của chương này nêu những hạn chế khi sử dụng giao thức mạng ngang hàng Chord để triển khai truyền tin multicast và vấn đề lỗi trong truyền thông multicast dựa trên mạng Chord. Phần tiếp theo đề ra giao thức khắc phục lỗi ba pha, nhằm giải quyết vấn đề lỗi đã nêu, từ đó nâng cao độ ổn định và hiệu năng của toàn bộ quá trình truyền thông multicast.

Một phần của tài liệu giải pháp khắc phục lỗi trong truyền thông multicast dựa trên nền mạng ngang hàng chord (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)