Đánh giá hoạt động thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm cho

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động nữ, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Bình (Trang 25 - 28)

8. Kết cấu luận văn

2.2.2. Đánh giá hoạt động thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm cho

Có thể thấy, trong những năm qua tỉnh Quảng ình đã rất quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho NLĐ trên địa bàn tỉnh trong đó có một bộ phận không nhỏ là lao động nữ. Tỉnh đã vận dụng đầy đủ các quy định, chính sách của pháp luật trong giải quyết việc làm để triển khai thực hiện tại địa phương. Tuy nhiên quá trình thực hiện pháp luật vẫn còn bộc lộ một số hạn chế:

Thứ nhất, việc áp dụng pháp luật về tín dụng ưu đãi tạo việc làm cho NLĐ nói chung lao động nữ nói riêng trong đó đóng vai trò quan trọng là Quỹ quốc gia về việc làm trên địa bàn tỉnh tuy đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng vẫn còn một số vấn đề đặt ra cần quan tâm giải quyết:

- Nguồn vốn Trung ương qua các năm được phê duyệt chậm, dẫn đến việc phân bổ, triển khai và tiến độ thực hiện chương trình ở tỉnh chậm. Công tác th m định cho vay thiếu chặt chẽ và công tác đôn đốc thu hồi vốn chưa được thường xuyên.

- Nguồn vốn mới phân bổ cho địa phương hàng năm còn quá ít trong khi đó nhu cầu vốn vay nhiều nên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn vay của người dân.

- Việc thu hút lao động tạo việc làm mới còn hạn chế. Các dự án nhóm cơ sở sản xuất kinh doanh có mức vay tương đối lớn và thu hút được nhiều lao động có việc làm ổn định, trên thực tế chiếm tỷ lệ rất thấp. Các dự án cho vay giải quyết việc làm chủ yếu là dự án trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm trên 50%) đối tượng vay chủ yếu vẫn là hộ gia đình nên nhìn chung chỉ tăng thêm thời giờ làm việc chưa tạo thêm nhiều việc làm mới.

Trong thực hiện chế độ ưu đãi đối với NSDLĐ s dụng nhiều lao động nữ, các doanh nghiệp s dụng nhiều lao động nữ trên địa bàn tỉnh không nhiều, chủ yếu là các công ty may mặc. Theo thống kê từ Cục Thuế tỉnh, thời gian qua chưa có doanh nghiệp nào trên địa bàn tỉnh được giảm thuế do s dụng nhiều lao động nữ.

Thứ hai, việc triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng ình đến năm 2020” nhìn chung đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học nghề của lao động nữ nông thôn trong toàn tỉnh và góp phần giải quyết một phần lao động có việc làm có thu nhập nâng cao đời sống. Tuy nhiên, việc triển khai Đề án còn chậm. Nội dung Đề án chưa gắn với chiến lược định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; do đó chưa có các cơ chế chính sách cụ thể để ưu tiên đào tạo những nghề mũi nhọn trọng điểm của tỉnh mà Nghị quyết Đại hội

Đảng bộ tỉnh Quảng ình lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đề ra. Đối với lao động nữ ở khu vực nông thôn tỉnh cũng chưa có cơ chế riêng để hỗ trợ lực lượng này thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp việc làm; đặc biệt đối với những trường hợp bị thu hồi đất nông nghiệp bị ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm môi trường biển.

Thứ ba, so với yêu cầu về đào tạo nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH HĐH thì chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh còn nhiều bất cập. Hệ thống cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo các cấp trình độ nhất là trung cấp nghề và cao đ ng nghề (hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có 01 trường cao đ ng nghề) sự phân bố các cơ sở dạy nghề còn bất hợp lý tập trung nhiều ở thành phố Đồng Hới các cơ sở dạy nghề ngoài công lập chưa nhiều. Sự gắn kết các chính sách trong công tác giải quyết việc làm với các giải pháp về xây dựng khai thác thị trường sản ph m đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của NLĐ chưa chặt chẽ đồng bộ và phù hợp; chưa có cơ chế để thu hút sự tham gia của doanh nghiệp với công tác đào tạo nghề.

Thứ tư, hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh chưa thật hiệu quả, chất lượng chưa cao. Công tác thông tin tuyên truyền hướng nghiệp và tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động nữ còn nhiều hạn chế. Hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm cho NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa đạt được nhiều kết quả tích cực. Các cơ quan thực hiện công tác trên chỉ mới chú trọng và tập trung vào việc giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ chứ chưa thực sự giúp NLĐ chủ động tìm kiếm việc làm.

ên cạnh đó sự liên hệ giữa các trung tâm dịch vụ việc làm với NSDLĐ trong vấn đề cung ứng lao động mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu lao động đến phỏng vấn mà chưa quan tâm đến kết quả của công tác cung ứng lao động; chưa thực sự tạo ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa việc cung ứng lao động của Trung tâm với doanh nghiệp nhất là trong việc cung ứng lao động đối với lao động nữ; chưa tập trung tìm kiếm giới thiệu những ngành nghề phù hợp với đặc điểm của lao động nữ để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ.

Kết luận chƣơng 2

Trong Chương 2 tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu:

- Phân tích các quy định của pháp luật về các chính sách để giải quyết việc làm cho NLĐ nói chung và lao động nữ nói riêng cụ thể:

chính sách về tín dụng ưu đãi tạo việc làm cho lao động nữ và chính sách đối với NSDLĐ có s dụng nhiều lao động nữ; chính sách về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp việc làm cho lao động nữ; chính sách về hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho lao động nữ; chính sách về hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm và trợ cấp thất nghiệp đối với lao động nữ.

- Phân tích thực trạng áp dụng các quy định tại tỉnh Quảng ình. Với thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng ình có thể thấy rằng các chính sách này đã được quan tâm triển khai có hiệu quả góp phần giúp cho lao động nữ tại địa phương có công ăn việc làm có thu nhập đảm bảo cuộc sống; đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên do một số quy định pháp luật còn bất cập chưa có sự thống nhất và đồng bộ; các cơ chế chính sách đối với lao động nữ còn hạn chế; nguồn cung lao động còn lớn hơn cầu lao động;... Do đó hiện nay vẫn còn nhiều lao động nữ trên địa bàn tỉnh chưa có việc làm chưa tự tạo được việc làm.

- Đánh giá thực trạng quy định pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động nữ; chỉ ra những bất cập thiếu sót trong các quy định pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động nữ.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO

LAO ĐỘNG NỮ

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động nữ, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Bình (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)