THIẾT KẾ PHÂN XƯỞNG

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM THIẾT KẾ PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT JAM DÂU (Trang 51 - 53)

Bảng 9.1 Diện tích chiếm chỗ của các thiết bị trong phân xưởng

Tên thiết bị lượngSố Chiều dài (mm) Chiều rộng (mm) Chiều cao (mm) Diện tích (m2)

Băng tải phân loại 1 5486 610 1000 3.35

Rửa 1 6382 1342 2142 8.56 Chần 1 5800 1200 1650 6.96 Chà 2 1288 846 1832 1.09 Phối trộn dd kali sorbate 50% 1 400 400 750 0.16 Phối trộn dd acid citric 50% 1 800 400 850 0.32 Phối trộn 1 1 1400 1100 2200 1.54 Phối trộn dd pectin 1 700 700 1300 0.49 Cô đặc 1 3000 2000 2500 6 Rót 1 3050 1200 2440 3.66 Nồi hơi 1 3660 1700 1700 6.22 Bơm 6 1130 320 400 0.36

• Tổng diện tích thiết bị chiếm chỗ: Sthiết bị = 38.71 (m2)

• Kho nguyên liệu có kích thước: 6000 x 3600 x 4800 mm

⇒ diện tích kho nguyên liệu: Skho NL = 21.6 (m2)

• Kho lạnh đông để bảo quản puree cô đặc có kích thước: 6000 x 3600 x 4800 mm

⇒ diện tích kho lạnh đông: Skho lạnh = 21.6 (m2)

• Kho bảo quản sản phẩm có kích thước: 6000 x 4000 x 4800 mm

⇒ diện tích kho bảo quản sản phẩm: Sbảo quản = 24 (m2)

• Phòng tạo đông có kích thước: 4000 x 4000 x 4800 mm

⇒ diện tích phòng tạo đông: Stạo đông = 16 (m2)

• Phòng điều hành phân xưởng có kích thước: 6000 x 4000 x 4800 mm

⇒ diện tích phòng điều hành phân xưởng: Sđiều hành = 24 (m2)

Vậy diện tích phân xưởng là:

Sphân xưởng = 2.5 x (Sthiết bị + Skho NL + Skho lạnh + Sbảo quản + Stạo đông + Sđiều hành) = 2.5 x (38.71 + 21.6 + 21.6 + 24 + 16 + 24) ≈ 365 (m2)

Theo nguyên tắc thiết kế phân xưởng công nghiệp, khẩu độ của phân xưởng là bội số của 9 và bước cột của phân xưởng là bội số của 6 ⇒ phân xưởng có kích thước : 24 x 18 (m) với khẩu độ và bước cột lần lượt là 18 m và 6 m

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM THIẾT KẾ PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT JAM DÂU

X. KẾT LUẬN

Với mong muốn được đóng góp sức mình cho ngành công nghệ thực phẩm nước nhà. Đồ án “Thiết kế phân xưởng sản xuất jam dâu” là kế hoạch xây dựng một dự án phân xưởng sản xuất Jam dâu tiên tiến và hiện đại nhằm cho ra đời sản phẩm jam dâu có chất lượng tốt nhất và đảm bảo các tiêu chí về Vệ sinh An toàn thực phẩm.

Trong đồ án này, phân xưởng sản xuất jam dâu được thiết kế và xây dựng dựa trên những quy trình công nghệ và thiết bị hiện đại nhất. Hệ thống máy móc, thiết bị chủ yếu được chọn từ các nhà sản xuất có uy tín trên thế giới như DORNER CONVEYORS, KEY TECHNOLOGY, URSCHEL… Sử dụng những thiết bị tiên tiến, hiện đại xây dựng nhà máy chính là nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất sản xuất. Ngoài ra, các thiết bị công nghệ cao này sẽ giúp tiết kiệm năng lượng, giảm tiêu hao nhiên liệu, góp phần giảm chi phí sản xuất cho nhà máy. Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng không kém của nhà máy chính là lượng chất thải ra môi trường. Với nhà máy xây dựng bằng thiết bị hiện đại và quy trình công nghệ cao của đồ án, lượng chất thải khi sản xuất sẽ được hạn chế ở mức tối đa, giúp bảo vệ môi trường xung quanh, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, việc xây dựng phân xưởng sản xuất với công nghệ hiện đại đòi hỏi chi phí đầu tư cho trang thiết bị rất cao và nhu cầu có đội ngũ kỹ thuật, lao động chuyên môn tốt để có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất. Không chỉ thế, các tính toán lý thuyết cần được vận hành thực tế hoàn chỉnh để tránh sai sót và được áp dụng vào thực tế một cách phù hợp và chính xác. Vì thế, để phát triển và thực hiện dự án “Thiết kế phân xưởng sản xuất jam dâu” một cách tốt nhất, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa đội ngũ thiết kế và đội ngũ thi công. Cần có sự hỗ trợ, hiểu biết và hợp tác để xây dựng thành công nhà máy sản xuất Jam Dâu hiện đại, tân tiến, góp phần vào sự nghiệp phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam.

Tóm lại, sự ra đời của phân xưởng với trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến sẽ đáp ứng được nhu cầu về nhiều mặt của xã hội, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế của nước ta. Về mặt tương lai và lâu dài, không chỉ gói gọn trong việc xây dựng phân xưởng sản xuất jam dâu mà các nhà máy, phân xưởng chế biến thực phẩm của nước ta cũng phải hiện đại hóa, công nghệ hóa để bắt kịp xu hướng của thời đại, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm cũng như đạt được những thành tựu vẻ vang cho nước nhà.

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM THIẾT KẾ PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT JAM DÂU

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] NGUYỄN VĂN THOA, NGUYỄN VĂN TIẾP, QUÁCH ĐÌNH, “Kỹ thuật bảo quản và chế biến rau quả”, NXB Khoa Học Kỹ thuật

[2] NHIỀU TÁC GIẢ, “Sổ tay Quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất, tập I”, NXB Khoa Học Kỹ Thuật

[3] NHIỀU TÁC GIẢ, “Sổ tay Quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất, tập II”, NXB Khoa Học Kỹ Thuật

[4] NGUYỄN VĂN TIẾP, QUÁCH ĐÌNH, NGÔ MỸ VĂN, “Kỹ thuật sản xuất đồ hộp, rau quả”, NXB Thanh Niên.

[5] LÊ BẠCH TUYẾT và cộng sự, “Các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất thực phẩm”, NXB Giáo Dục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[6] ERNST NEUFERT, “Dữ liệu kiến trúc sư”, NXB Thống Kê.

[7] PHẠM VĂN BÔN (sưu tầm), “Tính toán các thông số nhiệt lý của thực phẩm và nguyên liệu”, ĐHBKTPHCM, 2005

[8]NGUYỄN ĐỨC LỢI, “Hướng dẫn và thiết kế hệ thống lạnh”, NXB Khoa học Kĩ thuật.

[9] HONS J. BEILIG AND JOACHIM WENER, Fruit juice processing, FAO.

[10] WIM JONGEN, Fruit and Vegetable processing- Improving quality”, CRC Press

[11] LASZLO P.SOMOGYI et al, “Processing Fruit Science and technology”, Technomic Publishing Co, Inc 2002

[12] SARAVACOS G.D., KOSTAROPOULOS A.E, “Handbook of Food processing equipment”, Kluwer Academic/Plenum Plublishers, New York, 2002

[13] DK. SALUNKHE, H.R. BOLIN, N.R. REDDY “Storage, processing and nutritional quality of fruit and vegetable – Vol 2: Process fruit and vegetable”

[14] CHARLES D. SAFLEY, MICHAEL K. WOHLGENANT, RUTH EDENS SUTER,

“Factors Affecting Consumer Purchases Direct Market Strawberries”, ARE Report No. 22

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM THIẾT KẾ PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT JAM DÂU (Trang 51 - 53)