Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Các hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Trị (Trang 25)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Giải pháp chung

3.3.1.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động

Thứ nhất, nhà nước cần thay đổi các chính sách để cải cách nền kinh tế xã hội.

Thứ hai, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động và các cơ quan có liên quan như tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động trong thực thi pháp luật về kỷ luật lao động.

22

Thứ ba, Nhà nước cần có những biện pháp nâng cao ý thức pháp luật lao động cho các chủ thể của quan hệ lao động.

3.3.1.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về việc áp dụng hình thức kỷ luật lao động

3.3.1.3. Vai trò của công đoàn trong việc thực thi pháp luật về hình thức kỷ luật lao động thức kỷ luật lao động

3.3.1.4. Công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật về kỷ luật lao động. luật lao động.

3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về các hình thức kỷ luật lao động tại Quảng Trị hình thức kỷ luật lao động tại Quảng Trị

Thứ nhất, tiếp tục tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về kỷ luật lao động đến mọi ngƣời lao động bằng các hình thức đa dạng nhƣ thông tin quảng cáo qua truyền hình, băng rôn, pa nô, áp phích, tờ rơi ... nhằm nâng cao nhận thức của chủ sử dụng lao động và bản thân ngƣời lao động về kỷ luật lao động và hình thức kỷ luật lao động. Cần tiếp tục sử dụng nhiều kênh thông tin, nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến. Cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan về lao động – việc làm trong công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về kỷ luật lao động.

Thứ hai, tăng cƣờng công tác kiểm tra và tự kiểm tra tại cơ quan quản lý Nhà nƣớc về lao động và doanh nghiệp. Hàng năm, cơ quan quản lý Nhà nƣớc về lao động cần chủ động và cùng phối hợp đƣa ra kế hoạch kiểm tra, tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất các đơn vị sử dụng lao động nhằm phát hiện những vi phạm, từ đó có biện pháp uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời, nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện pháp luật về kỷ luật lao động tại các đơn vị. Công tác kiểm tra phải đƣợc tiến hành nghiêm túc, công khai, chú trọng xử lý sau kiểm tra, nhất là những hành vi vi phạm kỷ luật lao động trong các doanh nghiệp.

Thứ ba, đối với người lao động

Thứ tư, trong giai đoạn hiện nay, những tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động ( sa thải hoặc đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tranh chấp về bồi thƣờng thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động ) gia tăng, một phần do tình hình kinh tế khó khăn, phần khác do ngƣời lao động đã ý thức hơn về quyền lợi của họ.

Thứ năm, đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp bảo đảm và tăng cƣờng kỷ luật lao động. Đây là yêu cầu khách quan và cấp thiết đối với doanh nghiệp để duy trì trật tự doanh nghiệp. Chú ý đến giáo dục nhận thức về kỷ luật lao động cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp bằng

23

nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh áp dụng hình thức kỷ luật lao động, ngƣời sử dụng lao động cũng cần chú ý áp dụng các hình thức khen thƣởng kịp thời và thực hiện một cách công bằng, công khai tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động tích cực lao động.

Thứ sáu, tăng cƣờng cơ chế ba bên trong quan hệ lao động để xây dựng quan hệ lao động hài hòa ổn định, hạn chế các tranh chấp lao động xảy ra. Cơ chế ba bên sẽ thúc đẩy trao đổi thông tin, tăng cƣờng mối quan tâm và hiểu biết lẫn nhau, tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc vận hành đầy đủ, hiệu quả các quy định của Bộ luật lao động về trách nhiệm kỷ luật lao động vào thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ bảy, tăng cƣờng khuyến khích động viên trong nội bộ doanh nghiệp thông qua các biện pháp nhƣ: giữ gìn nhà máy nhƣ mới, nâng cao văn hóa doanh nghiệp đảm bảo trang bị đầy đủ về an toàn vệ sinh lao động cũng góp phần nâng cao kỷ luật lao động trong doanh nghiệp. Khi đƣợc làm việc trong điều kiện an toàn, thoải mái, đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, nhà xƣởng sạch sẽ thì ngƣời lao động sẽ có ý thức trách nhiệm hơn. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp có điều kiện thì cũng nên dành quỹ đất để xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân viên. Điều đó giúp cho họ yên tâm công tác và gắn bó với doanh nghiệp hơn, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của ngƣời lao động với công việc và cũng là góp phần hạn chế vi phạm kỷ luật lao động.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Nội dung của chƣơng 3 đã đƣa ra các yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hình thức kỷ luật lao động, đƣa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về hình thức kỷ luật lao động, giải quyết đƣợc những vƣớng mắc hạn chế mà tác giả đã đƣa ra ở chƣơng 2.

Dƣới góc độ nghiên cứu pháp luật, tác giả đã đề xuất một số giải pháp về nguyên tắc áp dụng hình thức kỷ luật lao động, thủ tục áp dụng hình thức kỷ luật lao động, các hình thức kỷ luật lao động …

Ngoài ra, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hình thức kỷ luật lao động tại tỉnh Quảng Trị. Những giải pháp này đều xuất phát từ các nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật về hình thức kỷ luật lao động.

25

KẾT LUẬN

Khi thực hiện kinh tế thị trƣờng, sự phát triển của doanh nghiệp không thể thiếu đi có vai trò quan trọng về tác phong và kỷ luật lao động của ngƣời lao động. Một doanh nghiệp muốn phát triển nhanh về kinh tế đòi hỏi phải có sự quản lý đúng đắn về nguồn lực lao động trong doanh nghiệp. Trong đó kỷ luật lao động là yếu tố không thể thiếu. Bên cạnh việc ngƣời sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định của pháp luật về kỷ luật lao động thì ngƣời lao động cũng phải thực hiện nghiêm kỷ cƣơng, kỷ luật, giúp sức cùng doanh nghiệp hội nhập kinh tế. Vấn đề này phải có sự nỗ lực từ hai phía, ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Yếu tố kinh tế nhƣ lƣơng thƣởng cũng là một động lực quan trọng thúc đẩy hoặc hủy hoại ý thức kỷ luật. Lƣơng thấp, cộng với lạm phát cao dẫn đến cuộc sống khó khăn, ngƣời lao động cần phải tìm mọi cách để kiếm tiền. Phải làm nhiều việc cùng một lúc, họ không thể chuyên tâm vào nhiệm vụ đƣợc giao và nhƣ thế ý thức kỷ luật chẳng còn.

Pháp luật về hình thức kỷ luật lao động đã thiết lập hành lang pháp lý để ngƣời sử dụng lao động thực hiện quyền quản lý lao động của mình. Trong quá trình điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, ngƣời sử dụng lao động phải thiết lập trật tự doanh nghiệp. Pháp luật về hình thức kỷ luật lao động là căn cứ để ngƣời sử dụng lao động thực hiện việc xử lý kỷ luật lao động khi ngƣời lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Pháp luật về hình thức kỷ luật lao động đã bƣớc đầu gặt hái các thành quả nhất định. Tạo lập hành lang pháp lý bảo vệ ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Trong quá trình áp dụng pháp luật về hình thức kỷ luật lao động vào thực tiễn, vẫn còn những hạn chế, vƣớng mắc bất cập. Chính vì vậy, hoàn thiện pháp luật về hình thức kỷ luật lao động là yếu tố khách quan.

Hoàn thiện pháp luật về hình thức kỷ luật lao động trên các góc độ: hoàn thiện quy định pháp luật về nguyên tắc áp dụng hình thức kỷ luật lao động, thủ tục áp dụng hình thức kỷ luật lao động và các hình thức kỷ luật lao động.

Bên cạnh đó, hoàn thiện pháp luật về hình thức kỷ luật lao động chỉ có hiệu quả khi có các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hình thức kỷ luật lao động nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng.

27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội ( 1995 ), Một số tài liệu pháp luật lao động nước ngoài, Hà Nội.

2. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội ( 2003 ), Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003 về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06/07/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số Điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/04/2003 của Chính phủ.

3. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Thanh tra Bộ ( 2010 ),

Thông báo kết quả thanh tra việc chấp hành pháp luật về lao động trên địa bàn các tỉnh/thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng các năm 2010, 2011, 2012, Hà Nội.

4. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội ( 2011 ), Báo cáo tổng kết đánh giá 15 năm thi hành Bộ luật lao động, Hà Nội.

5. Chính phủ ( 1995 ), Nghị định số 41-CP ngày 06/07/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

6. Chính phủ ( 2003 ), Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/04/2003 về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 41/CP ngày 06/07/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

7. Chính phủ ( 2003 ), Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.

8. Chính phủ ( 2011 ), Nghị định số 34/2011/NĐ-CP, ngày 17/5/2011 về xử lý kỷ luật đối với công chức.

9. Chính phủ ( 2012 ), Nghị định số 27/2012/NĐ-CP, ngày 6/4/2012 về xử lý kỷ luật đối với viên chức.

10. Chính phủ ( 2013 ), Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

11. Đỗ Thị Dung ( 2002 ), Chế độ kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong luật lao động Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực

28

tiễn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.

12. Đỗ Thị Dung ( 2014 ), Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.

13. Nguyễn Việt Hoài ( 2005 ), Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo pháp luật lao động Việt Nam cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại một số doanh nghiệp, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Nguyễn Huy Khoa ( 2005 ), Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Trần Thị Thúy Lâm ( 2007 ), Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam – thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.

16. Đặng Minh Phƣợng ( 2010 ), Pháp luật về kỷ luật sa thải trái pháp luật ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.

17. Quốc hội ( 2006 ), Bộ luật Lao động, ngày 23/6/1994 ( đã được sửa đổi, bổ sung 2/2002, ngày 29/11/2006, ngày 2/4/2007 ).

18. Quốc hội ( 2008 ), Luật Cán bộ, công chức, số 22/2008/QH12, ngày 13/11/2008.

19. Quốc hội ( 2010 ), Luật Viên chức, số 58/2010/QH12, ngày 15/11/2010.

20. Quốc hội ( 2012 ), Bộ luật Lao động, số 10/2012/QH13, ngày 18/6/2012.

21. Quốc hội ( 2012 ), Luật Công đoàn, số 12/2012/QH13, ngày 20/6/2012.

22. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội ( 2009 ), Đánh giá 14 năm thực hiện Bộ luật lao động và phương hướng hoàn thiện Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung vào năm 2011, Hội thảo khoa học cấp trƣờng, Hà Nội. 23. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội ( 2012 ), Giáo trình Luật lao động

Việt Nam ( tái bản lần thứ năm ), NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 24. Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà

Nội ( 1999 ), Giáo trình Luật lao động Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

25. Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân ( 2011 ), Giáo trình Luật lao động, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

29

Nội.

27. Văn bản nội bộ của Công ty cổ phần Dịch vụ, Thƣơng mại và Đầu tƣ Sao Thủy ( 2013 ).

28. VI. Lênin ( 1978 ), Toàn tập, tập 79, NXB Tiến Bộ, tr.16.

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Các hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Trị (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)