Giải pháp nâng cao vai trò chủ đạo của thành phầnkinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước - cụ thể là các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân docx (Trang 28 - 44)

ta hiện nay

Kinh tế Nhà nước ở nước ta là một lực lượng rất quan trọng đã được xây dựng và phát triển trong nhiều năm qua. Các doanh nghiệp nhà nước trong các ngành kinh tế đóng một vai trò hết sức to lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống pháp, Mỹ và xây dựng hoà bình trên phạm vi cả nước.

Tuy nhiên hiện nay cũng đang có nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải được giải quyết mà các phương pháp phổ biến trước đây đã không thể xử lý một cách có hiệu quả và cơ bản. Đảng và nhà nước đã quyết tâm thực hiện sự nghiệp đổi mới, chuyển sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc khuvực kinh tế quốc doanh mà trọng tâm là cải tổ các DNNN là yêu cầu chiến lược và cấp bách của nước ta hiện nay và trong những năm tới.

Do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm phát huy và ngày càng nâng cao vai trò chủ đạo của DNNN trong quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, cần phải thực hiện một số giải pháp chủ yếu saud đây:

IV.1. Định hướng sắp xếp, phát triển doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích

IV.1.1. Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh

Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, bao gồm: vật liệu hoá chất độc, chất phóng xạ, hệ thống truyền tải điện quốc gia, mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế, sản xuất thuốc là điều.

Nhà nước giữ cổ phần chi phối hoặc giữ 100% vốn đối với DNNN hoạt động kinh doanh trong các ngành và lĩnh vực: bán buôn lương thực, bán buôn, xăng dầu, công nghiệp xây dựng sản xuất hoá chất cơ bản, vận tài hàng không, bảo hiểm.... Nhà

nước giữ cổ phần đặc biệt trong một số trường hợp cần thiết. Chuyển các doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - một chủ sở hữu - nhà nước hoặc công ty cổ phần gồm các cổ đông là các DNNN. Dựa vào các căn cứ trên đây tiến hành rà soát. Phê duyệt, phân loại cụ thể các DNNN hiện có để triển khai thực hiện và từng thời kỳ xem xét điều chỉnh định hướng phân loại doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Việc thành lập mới DNNN hoạt động kinh doanh chủ yếu sẽ được thực hiện dưới hình thức công ty cổ phần. Chỉ thành lập mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đổi với những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước cần giữ độc quyền, hoặc các thành phần kinh tế khác không muốn hay không có khả năng tham gia.

IV.1.2. Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích

Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp công ích hoạt động trong các lĩnh vực tin bạc và chứng chỉ có giá, điều hành bay, bảo đảm hàng hải, kiểm soát và phân phối tần số vô tuyết điện. Sửa chữa, sản xuất vũ khí...

Nhà nước giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối đối với những doanh nghiệp công ích đang hoạt động trong các lĩnh vực như: kiểm định kỹ thuật xe cơ giới lớn, xuất bản sách giáo khoa, sách báo chính trị, phin tài liệu, thời sự...trong từng thời kỳ, xem xét điều chỉnh định hướng phân loại doanh nghiệp, hoạt động công ích hiện có, căn cứ vào định hướng trên đây rà soát. phê duyệt phân loại cụ thể để triển khai thực hiện. Những doanh nghiệp công ích đang hoạt động không thuộc dạng nêu trên sẽ được sắp xếp lại. Việc thành lập mới DNNN hoạt động công ích phải được xem xét chặt chẽ, đúng định hướng có yêu cầu và có đủ điều kiện cần thiết. Khuyến khích nhân dân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sản xuất những sản phẩm, dịch vụ công ích mà xã hội cần và pháp luật không cấm.

IV.2. Sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách

IV.2.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp tự chủ quyết định kinh doanh theo quan hệ cung cầu trên thị trường phù hợp với mục tiêu thành lâpj và điều lệ hoạt động, xoá bỏ bao cấp với các

doanh nghiệp. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với các ngành, vùng, các sản phẩm và dịch vụ cần ưu tiên hoặc khuyến khích phát triển, không phân biệt thành phần kinh tế. Ban hành luật cạnh tranh để bảo vệ và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế cạnh tranh, hợp tác bình đẳng trong khôn khổ pháp luật. Đối với DNNN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền cần có quy định kiểm soát giá và điều tiết lợi nhuận,.

Nhà nước ban hành tiêu chí đánh hiệu quả và cơ chế giám sát DNNN. Đổi mới chế độ kế toán, kiểm toán, chế độ báo cáo, thông tin, thực hiện công khai hoạt động kinh doanh và tài chính doanh nghiệp.

Về vốn, doanh nghiệp được tiếp cận và thu hút các nguồn vốn trên thị trường để phát triển kinhdoanh được chủ động xử lý các tài sản dư thừa vật tư hàng hoá ứ đọng. Nhà nước có cơ chế để trong 5 năm 2001 - 2005 có bản tạo dự vốn điều lệ cho doanh nghiệp. Không thu hút thuê sử dụng vốn ngân sách, chuyển hình thức cấp vốn sang "đầu tư vốn" nghiên cứu ban hành luật sử dụng vốn nhà đầu tư vào kinh doanh

Về đầu tư tăng thêm quyền và trách nhiệm của DNNN trong quyết định đầu tư trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển được phê duyệt.

Về đổi mới hiện đạihoá công nghệ: doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu đãi đối với người có đóng góp vào đổi mới công nghệ mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, chi phí này được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, doanh nghiệp đầu tư đổi mới việc trả lương, tiền thưởng.

Về lao động tiền lượng doanh nghiệp quyết định việc tuyển chọn lao động và chịu trách nhiệm giải quyết chế độ đối với người lao động, được tự chủ trong việc trả lương, tiền thưởng.

Về cán bộ quản lý doanh nghiệp: cơ quan nhà nước và tổ chức có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm chủ chốt của doanh nghiệp.

Về thanh tra, kiểm tra... hàng năm doanh nghiệp phải được kiểm toán kết quả kiểm toán và căn cứ pháp lý về tình hình tài chính của DNNN.

IV.2.2. Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích

Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ mà Nhà nước quyết định quy mô tổ chức, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp công ích. Chuyển từ cấp vốn, giao nhiệm vụ sang cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích. Doanh nghiệp công ích cũng phải thực hiện hạch toán.

IV.2.3. Giải quyết lao động dôi dư và nợ không thanh toán được.

Bổ sung sơ chế chính sách đối với lao động dôi dư trong sắp xếp, cơ cấu lại DNNN. DNNN phải rà soát và xây dựng đúng định mức để xác định số lượng lao động cần thiết. Lao động dôi dư được doanh nghiệp tạo điều kiện đào tạo lại hoặc nghỉ việc hưởng nguyên lương trong một thời gian để tìm việc. Bổ sung, sửa đổi một số chính sách cụ thể đối với người lao động dôi dư có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi. Sửa đổi bổ sung Bộ luật lao động cho phép áp dụng chế độ mất việc đối với số lao động dôi dư tại thời điểm giao bán, khoán kinh doanh và cho thuê DNNN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính phủ quy định biện pháp giải quyết dứt điểm các khoản nợ không có khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và ngân hàng, đồng thời giải pháp để ngăn ngừa sự tái phát, thành lập công ty mua bán nợ và tìa sản của DNNN để sử lý nợ và tài sản không cần dùng, tạo điều kiện lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp.

IV.3. Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh

IV.3.1. Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước.

Tổng công ty phải có vốn điều lệ đủ lớn, có thể huy động vốn từ nhiều nguồn, trong đó vốn nhà nước là chủ yếu, thực hiện kinh doanh đa ngành có ngành chính chuyên sâu, có liên kết giữa các đơn vị thành viên về sản xuất, tài chính, thị trường... có trình độ công nghệ và quản lý tiêu kiến năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt. Có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Hoàn thành việc sắp xếp các tổng công ty nhà nước hiện có nhằm tập hợp trung hơn nữa nguồn lực

để chi phối được những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, làm lực lượng chủ lực trong việc bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô, cung ứng những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu, đóng góp lớn cho ngân sách làm nòng cốt cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế có hiệu quả. Trong từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế cần có sự điều chỉnh phù hợp. Những tổng công ty đang hoạt động không đủ các yêu cầu trên sẽ sắp xếp lại: Cùng với tiền trìnhg đổi mới chung của đất nước, trong những năm 1994 - 1995 một loạt các tổng công ty mạnhđã thành lập theo quyết định 91/TTg của thủ tướng chính phủ. Đây là hệ thống tổng công ty có tiềm lực nhất hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm to lớn thì mô hình này xuất hiện một số nhược điểm quan trọng.

Một là, tổng công ty 91 hiện nay có khả năng tích tụ và tập trung vốn cao độ các thành viên muốn giữ hầu hết số lợi nhuận thu được sau khi nộp thuế, tổng công ty lại muốn tập trung đố lợi nhuận đó tuy nhiên cơ chế hiện hành chưa đủ cơ sở pháp lý rõ ràng để tổng công ty thực hiện quyền tập trung tích luỹ của mình.

Hai là,cơ chế hoạt động của tổng công ty 91 vẫn chưa phát huy hết quyền tự chủ của doanh nghiệp thành viên. Theo cơ chế hiện hành, kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên phải được hội đồng quản trị tổng công ty phê duyệt, mọi hoạt động như mua sắm dây truyền sản xuất thanh lý tài sản vật tư... cũng đều phải có ý kiến phê duyệt của hội đồng quản trị tổng công ty.

Để khắc phục hai nhược điểm trên hiện nay và để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổng công ty cần sắp xếp lại theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Lâu nay nhà nước giao vốn cho tổng công ty, sau đó tổng công ty lại giao vốn cho các đơn vị thành viên, giám đốc cong ty hay hội đồng quản trị, từ đó mà cách hiểu về ai là người quyết định phương án sử dụng lợi nhuận cũng không rõ ràng. Tới đây khi chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con, việc giao vốn phải được quy định lại rõ ràng, cụ thể hơn.

Chuyển đổi mô hình các tổng công ty 91 sang mô hình công ty mẹ - công ty con có nhiều ưu điểm: thứ nhất, sự chỉ đạo chi phối của công ty cổ đông, hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn mới thành viên hoặc công ty cổ phần chuyển từ chủ kinh doanh của các công ty thành viên sẽ được tăng cường, khắc phục một trước quan

trọng cái gọi là sự can thiệp quá sâu của tổng công ty đối với đơn vị thành viên hiện nay. ưu điểm nổi bật thứ hai phải kể đến đó là khi công ty mẹ góp vốn vào công ty con thì đương nhiên số tiền rời của công ty con sau mỗi năm hoạt động phải chia về cho công ty mẹ tương ứng với số vôns mà công ty mẹ đã góp, như vậy quá trình tích tụ và tập trung vốn sẽ được thực hiện tốt hơn, nhanh hơn khắc phục tình trạng phân tán vốn như hiện nay.

Hiệu quả của việc chuyển đổi mô hình của tổng công ty 91 sang mô hình công ty mẹ - công ty con là rất rõ ràng vì vậy việc chuyển đổi này là rất cần thiết và cần được thực hiện khẩn trương.

IV.3.2. Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh

Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh ngành, trong đó có ngành kinh doanh chính, chuyên môn hoá cao và giữa vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô rất lớn về vốn hoạt động cả trong và ngoài nước, có trình độ công nghệ cao và quản lý hiện đại có sự gắn kết trực tiếp, chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh. Thí điểm hìnht hành tập đoàn kinh tế trong một số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế có hiệu quả như: dầu khí, viễn thông, điện lực, xây dựng....

IV.4. Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước:

Cổ phần hoá DNNN là quá trình chuyển đổi sở hữu tài sản của nhà nước tại các DNNN sang các cổ đông sở hữu trong đó nhà nước có cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, cổ phần ở mức thấp hoặc nhà nước không giữ cổ phần.

Việc cổ phần hoá DNNN nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể:

- Huy động nguồn vốn trong và ngoài nước, củng cố mở rộng,hiện đại hoá DNNN hiện có, khắc phục mâu thuẫn ở nhiều DNNN hiện nay đang có nhiều cơ hội đứng vững và phát triển trong thị trường cạnh tranh, nhưng đang thiếu vốn nghiêm trọng nếu chỉ trông vào vốn ngân sách.

- Xoá bỏ tình trạng " vô chủ" hiện nay ở các DNNN trên cơ sở đó cải thiện căn bản cơ chế chính sách và năng lực quản lý của doanh nghiệp và nhà nức đối với doanh nghiệp thông qua chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần.

- Tăng nguồn lực do thu hút người lao động trong doanh nghiệp và công chúng tham gia góp phần đầu tư, tăng quyền làm chủ dân chủ hoá quản lý, sâu sát đối với doanh nghiệp, tạo thế bền vững.

- Chuyển DNNN thành công ty cổ phần cũng là chuyển doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước thích ứng với các chế thị trường trong giai đoạn phát triển cao của cơ chế này.

Đối tượng cổ phần hoá những DNNN hiện có mà nhà nước không cần giữ 100% vốn không phụ thuộc vào thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh.

Hình thức cổ phần hoá bao gồm: giữ nguyên giá doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn, bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp, chuyển toàn bộ doanh nghiệp thành công ty cổ phần. Trường hợp cổ phần hoá đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thì không gây khó khăn hoặc làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh các bộ phận còn lại của doanh nghiệp.

Hiện nay. Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp trung ương đã xây dựng được lịch trình đổi mới, sắp xếp DNNN nói chung được đạt ở vị trí trung tâm. Trong 3 năm 2001 - 2003 dự kiến sẽ cồ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu khoảng 150 DNNN, chiếm 65% trong tổng số gần 2200 DNNN thuộc diện sắp xếp của thời kỳ này. Ba năm tiếp theo 2004 - 2006 dự kiến sẽ cổ phần hoá, giao bán khoán, cho thuê hơn 910 DNNN cùng với các hình thức khác trong khoảng 6 năm từ 2001 - 2006 sẽ sắp xếp khoảng 33000 DNNN

Để thực hiện thành công cổ phần hoá DNNN trong giai đoạn hiện nay cần chú ý tới các vấn đề sau:

Thứ nhất là phân hoá, lựa chọn doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá trong các DNNN, cần xác định rõ doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu cổ phần hoá. Trong DNNN thực hiện cổ phần hoá cần phải định rõ doanh nghiệp đối tượng nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt doanh nghiệp thuộc đối tượng nhà nước chỉ cần sở hữu

một phần vốn, doanh nghiệp thuộc đối tượng, nhà nước không cần thiết nắm giữ cổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước - cụ thể là các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân docx (Trang 28 - 44)