Vận dụng (3 phút) 1 Mục tiêu:

Một phần của tài liệu SKKN sử dụng atlat địa lí việt nam trong dạy học phần địa lí các vùng kinh tế để nâng cao chất lượng học tập và ôn thi THPT quốc gia (Trang 32 - 33)

1. Mục tiêu:

Giúp HS củng cố lại kiến thức và kĩ năng sau bài học.

2. Cách thức: cá nhân/ Cả lớp3. Tiến trình tổ chức 3. Tiến trình tổ chức

-Bước 1: Em hãy xây dựng sơ đồ nội dung bài học

-Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho HS đọc và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết cao nguyên có độ

cao lớn nhất của Tây Nguyên?

A. Kom Tum. B. Gia Lai. C. Lâm Viên. D. Mơ Nông. Câu 2. Thế mạnh quan trọng nhất giúp Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước là

A. có khí hậu cận xích đạo gió mùa. B. có các cao nguyên badan rộng lớn. C. có nguồn lao động dồi dào. D. có công nghiệp chế biến phát triển.

Câu 3. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, cho biết nhà máy thủy điện nào

sau đây không thuộc Tây Nguyên?

A. Yaly. B. Đồng Nai 3. C. Xê-Xan 3. D. Trị An.

Câu 4. Dựa vào Atlat trang 28, cho biết chè được trồng chủ yếu ở những tỉnh

nào của Tây Nguyên?

A. Lâm Đồng và Gia Lai. B. Lâm Đồng và Đắc Nông. C. Lâm Đồng và và Kom Tum. D. Lâm Đồng và Đắc Lắc.

Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khác nhau trong cơ cấu cây công

nghiệp giữa Tây Nguyên và trung du miền núi Bắc Bộ là

A. trình độ thâm canh khác nhau. B. sự khác nhau về đặc điểm khí hậu. C. sự khác nhau về mật độ dân số. D. nhu cầu thị trường khác nhau. -Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát , hỗ trợ.

-Bước 3: HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.

-Bước 4: GV đánh giá, nhận xét và chốt kiến thức.

D. Vận dụng (3 phút)1. Mục tiêu: 1. Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức và kĩ năng có được trong bài học vào việc làm bài tập ở nhà .

- Rèn luyện năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề cho HS. 2.Cách thức: Cá nhân

-Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành các bài tập sau:

1. Kể tên các tỉnh và cho biết vị trí địa lí Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?.

2. Phân tích điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. 3. Dựa vào hình 37.1, Atlat Địa lí Việt Nam trang 28 và kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

4. Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng.

5. Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA NĂM 2009 (Đơn vị: %) Vùng Cà phê Chè Cao su Các cây khác Trung du và miền núi Bắc Bộ 3,6 87,9 0,0 8,5

Tây Nguyên 70,2 4,3 17,2 8,3

a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2009.

b) Dựa vào kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm giữa hai vùng này.

-Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân ở nhà.

Một phần của tài liệu SKKN sử dụng atlat địa lí việt nam trong dạy học phần địa lí các vùng kinh tế để nâng cao chất lượng học tập và ôn thi THPT quốc gia (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w