Đối với hình thức thanh toán séc

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nhằm hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 38 - 39)

Séc là một hình thức thanh toán thông dụng được sử dụng mang tính truyền thống và rộng khắp trên toàn thế giới. Về phương diện khoa học cũng như phương diện thực tiễn, séc thoả mãn nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng. Nhưng thực tế tại sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam hình thức này còn bị hạn chế cả về số món và doanh số thanh toán bởi nhiều lý do. Hiện nay, chúng ta đang áp dụng quy chế phát hành và sử dụng séc theo Nghị định 30/CP và thông tư hướng dẫn số 07/TT-NH1. Tuy đã đem lại những kết quả nhất định nhưng NHNN cũng cần có những nghiên cứu để chỉnh sửa, bổ sung những điều bất hợp lý, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người sử dụng. Do đó, ngành ngân hàng nên nghiên cứu để có thể, sửa đổi theo các hướng sau :

- Ngân hàng nên quy định một số mức thấu chi đối với một số đơn vị sử dụng séc. Đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì ngân hàng nên cho phép thấu chi qua séc chuyển khoản. Thấu chi không phải với mục đích tín dụng mà để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong việc chi trả trên tài khoản tiền gửi. Tuy nhiên, còn có sự thoả thuận giữa khách hàng với ngân hàng bằng hợp đồng tín dụng thấu chi. Khoản tiền quá số dư đó được coi

như khoản tín dụng với lãi suất tiền vay quá hạn. Như vậy, quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng mang nội dung kinh tế hơn nội dung hành chính.

- Phạm vi thanh toán séc còn hạn chế. Trong điều kiện hiện nay, mối quan hệ kinh tế không còn giới hạn trong từng vùng, từng địa phương mà đã phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trong nước và quốc tế. Do đó cần hiện đại hoá công nghệ và nối mạng thanh toán trong toàn ngành, phát triển một chương trình thanh toán liên ngân hàng, hội nhập tất cả các TCTD trong nước vào một hệ thống thanh toán thống nhất với sự hỗ trợ của máy tính và phần mềm ứng dụng (NHNN làm trung tâm thanh toán bù trừ).

- Hệ thống ngân hàng hiện nay chưa có trung tâm xử lý séc toàn quốc cũng như chưa có hệ thống thanh toán bù trừ toàn quốc do đó việc thanh toán séc so với trước đây vẫn chưa thoát khỏi phạm vi chỉ thanh toán giữa 2 khách hàng có tài khoản ở 2 ngân hàng khác hệ thống nhưng trên cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ. Đó là một hạn chế lớn cho việc triển khai thanh toán séc rộng khắp cả nước. Như vậy, cần tiến tới thành lập trung tâm xử lý séc toàn quốc và trung tâm bù trừ khu vực hay toàn quốc để các ngân hàng tham gia thanh toán séc và thanh toán bù trừ được nhanh chóng, thuận tiện.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nhằm hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)