Nguyên nhân xuất phát từ thị trường

Một phần của tài liệu Thảo luận nhóm: Phân tích những vấn đề liên quan đến trái phiếu của doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 26)

3. Tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

3.2.4 Nguyên nhân xuất phát từ thị trường

Trái phiếu hiện nay ở Việt Nam thị trường giao dịch thứ cấp chưa phát triển. Sự thiếu hoàn thiện về mặt cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu thể hiện ở sự thiếu vắng hệ thống cạnh tranh, thống giao dịch thị trường sẵn sàng cung cấp các thông tin về giá và khối lượng theo thời gian thực, hệ thống thanh toán bù trừ tiên tiến đối với các giao dịch trái phiếu, thiếu các tổ chức định mức tín nhiệm… Ta thấy, việc hình thành và phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ cho

thị trường trái phiếu như tổ chức định mức tín nhiệm, định giá trái phiếu… là hết sức cần thiết. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để các nhà đầu tư có thể quyết định khi đầu tư vào trái phiếu của một doanh nghiệp nào đó. Họ cần phải biết được mức độ rủi ro mình phải gánh chịu để có thể đòi hỏi một lợi suất hợp lý đối với trái phiếu. Nhưng ở nước ta hiện nay, vẫn chưa có những tổ chức chuyên nghiệp như vậy. Đó chính là một trong những một lý do khiến cho thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay vẫn chưa có tính thanh khoản cao, các nhà đầu tư còn rất dè dặt khi tham gia vào thị trường mới mẻ này. Đây có thể là một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường trái phiếu chưa thực sự phát triển trên thị trường sơ cấp.

Ví dụ như thị trường Mỹ, bên cạnh thị trường tập trung điện tử tại các sở giao dịch, họ còn có các giao dịch “outcry”, các giao dịch này giữa các nhà môi giới lớn (market makers) - là những người tạo ra thanh khoản cho thị trường thứ cấp, tạo cầu nối cho các giao dịch lô lớn như trong giao dịch trái phiếu. Cũng phải nói thêm rằng, thị trường thứ cấp là nơi mua đi bán lại các tài sản phát hành trong đợt phát hành lần đầu ở thị trường sơ cấp, là nơi tạo thanh khoản, tăng tính lỏng cho sản phẩm, tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư lớn, nhà tổ chức thị trường tham gia mua/bán lần phát hành đầu tiên (thị trường sơ cấp).

Nhiều nhà kinh tế nhận định rằng, nhiều nhà đầu tư như các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty tài chính,... hiện đang hướng sự quan tâm đến trái phiếu doanh nghiệp nhưng do thiếu thông tin nên họ luôn ở thế bị động, dẫn đến dù muốn nhưng không thể liều lĩnh để đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Điều đó cho thấy rằng, cầu về trái phiếu doanh nghiệp không nhỏ nhưng các doanh nghiệp chưa mạnh dạn khai thác thị trường này.

3.3 Các kiến nghị và giải pháp cho cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

3.3.1 Các kiến nghị và giải pháp trong ngắn hạn

- Sự cần thiết niêm yết trái phiếu doanh nghiệp, với thực trạng và tồn tại nêu trên, đồng thời áp dụng các kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới, việc đưa trái phiếu doanh nghiệp lên sàn niêm yết là giải pháp tương đối hoàn hảo cho thị trường, điều này là cấp thiết và cần làm ngay đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.

- Hoàn thiện dự thảo Nghị định về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp định mức tín nhiệm. Hiện dự thảo này đang trong quá trình hoàn thiện và Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ. Việc đánh giá định mức tín nhiệm có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp khi huy động vốn trên thị trường, các nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước.

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phát triển hệ thống đại lý cấp I để hỗ trợ công tác phát hành trái phiếu trên thị trường sơ cấp và thanh khoản của thị trường thứ cấp. Trên cơ sở triển khai thí điểm trong năm 2013, đến năm 2014, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá hoạt động của thành viên để tiến tới chọn lọc được một hệ thống đại lý cấp I có chất lượng,

đóng vai trò là các nhà tạo lập thị trường với quyền lợi và trách nhiệm cụ thể. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ thanh khoản cho các thành viên đấu thầu để thực hiện các nghĩa vụ trên thị trường sơ cấp và thứ cấp.

- Khuyến khích sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, Bộ Tài chính tiến hành tổng kết, đánh giá các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Nghị định số 90/2011/ NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (đặc biệt là các vấn đề liên quan đến điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp, yêu cầu về định mức tín nhiệm). Theo đó, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Nghị định nêu trên nhằm khuyến khích sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tạo thêm điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ngoài nguồn vốn tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng.

- Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin thị trường để đảm bảo hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu diễn ra thông suốt, rút ngắn thời gian từ khâu phát hành đến khâu niêm yết trái phiếu để tạo thanh khoản cao cho thị trường, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu của thị trường trái phiếu doanh nghiệp để tăng tính công khai minh bạch, thúc đẩy sự phát triển của loại hình trái phiếu này… cũng là một đòi hỏi quan trọng cần phải được quan tâm tăng cường đầu tư.

3.3.2 Các kiến nghị và giải pháp trong dài hạn

- Nghiên cứu và xây dựng Nghị định về Quỹ hưu trí tự nguyện để trình Chính phủ xem xét, ban hành nhằm củng cố hệ thống cơ sở nhà đầu tư dài hạn trên thị trường trái phiếu. - Phát triển các sản phẩm mới, phát triển các sản phẩm trái phiếu phái sinh và các sản phẩm trái phiếu mới phù hợp với mức độ phát triển của thị trường.

- Thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường thông qua cơ chế về thuế và công cụ phòng ngừa rủi ro.

- Chính sách thuế và phí: Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế và phí đối với thị trường trái phiếu.

- Thành lập trung tâm thông tin trái phiếu doanh nghiệp nhằm minh bạch các hoạt động trên thị trường trái phiếu về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong các giai đoạn, giá trị phát hành thực tế của doanh nghiệp, kỳ hạn, lãi suất,… Trung tâm này sẽ là đầu mối thu nhận, tổng hợp và cập nhật tất cả các thương vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường. Qua đó, hình thành cơ sở dữ liệu tin cậy về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong tìm kiếm nguồn vốn qua kênh trái phiếu.

+ Các mô hình giao dịch thứ cấp khác trên thế giới, bao gồm hệ thống công nghệ thông tin, cơ chế thanh toán, lưu ký, cơ chế báo cáo;

+ Các giải pháp để xác định thời điểm phát sinh giao dịch thực tế, phân biệt giữa giao dịch Repo và giao dịch Outright để đảm bảo thống kê giao dịch phản ánh chính xác cả về thời điểm và bản chất giao dịch trên thị trường thứ cấp.

+ Tiếp tục giảm thời gian thực hiện đăng ký, lưu ký, niêm yết trái phiếu từ T+4 xuống T+3 và T+2.

+ Xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ theo mô hình đối tác trung tâm. Song song với đó, Bộ Tài chính phối hợp với ngân hàng nhà nước để hoàn thiện và xây dựng hệ thống thanh toán trái phiếu doanh nghiệp qua hệ thống của ngân hàng nhà nước để đẩy nhanh tốc độ, giảm thiểu rủi ro đối tác trong giao dịch trái phiếu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. 2015.Báo điện tử Cafef. [Trực tuyến] 2015. http://cafef.vn.

2. 2015.Báo điện tử VnEconomy. [Trực tuyến] 2015. http://www.vneconomy.vn.

3. 2015.Wikipedia, bách khoa toàn thư mở. [Trực tuyến] 2015. http://www.wikipedia.org. 4. 2015.Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. [Trực tuyến] 2015. http://www.moj.gov.vn. 5. 2015.Cổng thông tin điện tử chính phủ. [Trực tuyến] 2015. http://www.chinhphu.vn. 6. 2013.Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp (Dùng cho sinh viên trong ngành). [Sách giáo

Một phần của tài liệu Thảo luận nhóm: Phân tích những vấn đề liên quan đến trái phiếu của doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)