Bài học kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của Chính phủ (Trang 27 - 29)

Từ nhận thức được những ưu điểm cũng như nhược điểm trong vận dụng cung cầu của chính sách giá trần cũng như giá sàn đem lại như trên,sau đây là một số ý kiến,nhận xét,đánh giá của nhóm:

-Giá trần và giá sàn là một trong rất nhiều biện pháp,chính sách can thiệp trực tiếp của chính phủ trong quy luật vận dụng cung cầu để điều tiết,cân bằng nền kinh tế thị trường.

- Bởi giá trần là mức giá cao nhất mà chính phủ quy định cho một loại hàng hóa nên sẽ xảy ra 3 hệ quả tất yếu sau đây:

1- Là người sản xuất sẽ phải chịu thiệt thòi vì cung cấp ở mức giá thấp hơn mức giá quy định.

3- Là tạo ra mặt tiêu cực vì gây khan hiếm hàng hóa trên thị trường.

-Ngược lại bởi giá sàn là mức giá thấp nhất của hàng hóa do chính phủ quy định nên sẽ xảy ra hai điều tất yếu sau đây:

+ Người tiêu dùng sẽ bị thiệt vì phải mua hàng hóa ở mức giá cao hơn giá cân bằng trên thị trường,còn người bán lại được lợi vì bán được hàng ở mức giá rẻ.

Trên đây cái nhìn khái quát lại một lần nữa những tác động cơ bản mà chính sách giá trần và giá sàn đem lại cho nền kinh tế.Và thật vậy hiện nay tốc độ phát triển của nhân loại như vũ bão,cùng với các nhân tố khác như khoa học,công nghệ hiện đại…thì vấn đề kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới chỉ tiêu đánh giá phát triển của một quốc gia,dân tộc.Trên thực tế hầu hết các thị trường không hoạt động hoàn toàn tự do,thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tồn tại một nền kinh tế hỗn hợp,đa sắc màu,do vậy vai trò của chính phủ trong can thiệp giá cả thị trường bằng cách này hay cách khác,trực tiếp hay giántiếp là không thể phủ nhận vì vậy vai trò của Chính phủ đối với thị trường lại càng không phải nói. Cần có những nhà hoạch định tốt hơn, những chính sách tốt hơn, các đại biểu Quốc hội sẽ đề xuất được những ý kiến tốt hơn nhằm cải thiện tình hình,… và quan trọng hơn là chúng ta cũng nên học hỏi kinh nghiệm từ các nước sản xuất tiên tiến đi trước. Theo quan điểm của nhóm thì nước ta không thiếu nguời tài nhưng quan trọng hơn là dám nghĩ dám làm và cần có một hệ thống bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh hơn nữa dẹp bỏ hoàn toàn quan liêu bao cấp và các tệ nạn tham nhũng, để “chất xám không bị chảy máu”… và nhân tài có thể có những cơ hội mà đứng ra xây dựng nước nhà, giúp nước giúp đời!

Có thề thấy Chính phủ có vai trò như người cầm cân nảy mực trong công cuộc điều tiết nền kinh tế thị trường vào giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.

Phần 3. KẾT LUẬN

Vai trò của hai chính sách:

Hai biện pháp can thiệp trực tiếp của chính phủ là giá trần và giá sàn không tồn tại riêng biệt,đối lập,không triệt tiêu,phủ định lẫn nhau mà giữa hai biện pháp trên có tính chất bổ sung,liên kết,tương trợ lẫn nhau trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách,chỉ đạo đúng đắn,sáng suốt kịp thời của Đảng,Chính phủ Việt Nam:điều tiết mức cung cầu,đảm bảo nền kinh tế thị trường ở mức cân bằng”Thuận tình kẻ mua người bán”.

Mặt khác nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường phát triển năng động,đa phương đa chiều,bởi vậy không thể áp dụng một phương pháp cố định mà cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai phương pháp này:một mặt giúp cân bằng nền kinh tế thị trường,mặt khác lại tỏ rõ được tầm quan trọng,sáng suốt của chính phủ trong quá trình hoạch định,chèo lái con thuyền kinh tế của đất nước.

Trên đây là những quan điểm,nhận xét của nhóm về chủ đề bài tiểu luận.Bài tiểu luận chắc hẳn còn rất nhiều hạn chế mong cô đóng góp ý kiến để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kinh tế vi mô, Đại học Công nghiệp Tp Hồ Chí Minh, 2006

2. Kinh tế học, Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, 2005

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của Chính phủ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)