ro tỷ giá tại NHTMCP Á Châu
2.3.1 Thành tựu đạt được trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ
tài chính phái sinh của NHTMCP Á Châu
2.3.1.1 Giao dịch kỳ hạn
- Doanh số giao dịch kỳ hạn của ACB tương đối lớn, chứng tỏ giao dịch ngoại tệ kỳ hạn rất cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và việc vận dụng giao dịch kỳ hạn của ACB cũng rất hiệu quả.
- Góp phần giúp ACB và các doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro ngoại hối một cách hiệu quả.
- Tạo thêm một kênh cung cấp ngoại tệ với rủi ro tỷ giá đã được bảo hiểm, giúp các doanh nghiệp nhập khẩu chủ động nguồn ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu với chi phí cố định trước.
2.3.1.2 Giao dịch hoán đổi
- Tạo thêm một kênh cung ứng tiền hiệu quả, giúp NHNN điều tiết thị trường tiền tệ khi nền kinh tế bất ổn, ACB thiếu vốn VND trong khi thừa vốn ngoại tệ.
- Tạo kênh phòng ngừa rủi ro tỷ giá ngoại tệ cho các doanh nghiệp cũng như ngân hàng khi thực hiện các giao dịch hoán đổi với ngân hàng nước ngoài.
2.3.1.3 Giao dịch quyền chọn
- Trong thời gian triển khai thí điểm thưc hiện quyền chọn tiền tệ, ACB đã mạnh dạn đưa ra thị trường hợp đồng quyền chọn VND/USD và được sự hưởng ứng của rất nhiều doanh nghiệp, cho thấy phản ứng tích cực từ thị trường đối với loại giao dịch này. - Là một công cụ rất linh hoạt giúp các doanh nghiệp
phòng ngừa rủi ro tỷ giá rất hiệu quả.
- Quy định pháp lý về sử dụng quyền chọn rất thông thoáng, đối tượng sử dụng giao dịch này rất đa dạng.
2.3.2 Những hạn chế trong quá trình áp dụng các sản phẩm phái sinh để
phòng ngừa rủi ro tỷ giá
2.3.2.1 Những hạn chế của giao dịch kỳ hạn
- Doanh số giao dịch kỳ hạn ở ACB hiện nay nhìn chung tuy có cao nhưng chưa chiếm được tỷ trọng lớn so với giao dịch giao ngay, bất chấp sự biến động của tỷ giá ngoại tệ và những căng thẳng cung cầu trên thị trường trong suốt một thời gian dài vừa qua. Điều này chứng tỏ giao dịch kỳ hạn chưa phải là lựa chọn phổ biến nhất đối với các doanh nghiệp dù có nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
- Như đã phân tích ở trên, cách tính tỷ giá làm cho tỷ giá kỳ hạn luôn cao hơn tỷ giá giao ngay tại thời
điểm thực hiện giao dịch kỳ hạn đã làm kém đi tính hấp dẫn của loại hình giao dịch này.
Ngoài ra còn có những hạn chế do đặc trưng của hợp đồng kỳ hạn:
- Giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng. - Tính thanh khoản thấp do nghĩa vụ của mỗi bên nhìn
chung không thể chuyển giao cho bên thứ ba. - Hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi
khách hàng cần mua bán một lượng ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ.
2.3.2.2 Những hạn chế của giao dịch hoán đổi
- Hợp đồng hoán đổi mặc dù khắc phục được nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn ở chỗ thỏa mãn được nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên hợp đồng hoán đổi vẫn còn vướng phải hạn chế như hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng bắt buộc thực hiện khi đáo hạn bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị trường lúc đó như thế nào.
- Hợp đồng hoán đổi đối với khách hàng là các doanh nghiệp một phần bị hạn chế là do quy định của NHNN. Từ 18/03/2009, NHNN đã ban hành công văn số 1819/NHNN – QLNH V/v chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ, theo đó, Thống đốc NHNN có yêu cầu các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối không được sử dụng kết hợp công cụ phái sinh nhằm mục đích mua bán USD giao ngay
với giá cao hơn trần biên độ do NHNN quy định. Trong khi đó, hợp đồng hoán đổi của ACB chủ yếu thực hiện qua từng gói sản phẩm có kết hợp với hợp đồng kỳ hạn nhằm gia tăng tiện ích và linh hoạt dòng tiền cho khách hàng, đã phần nào bị thu hẹp, doanh số giao dịch còn nằm ở mức thấp.
2.3.2.3 Những hạn chế của việc phát triển thị trường giao sau ngoại tệ
- Giao dịch giao sau phổ biến ở các nước có thị trường tài chính phát triển, không chỉ trên thị trường ngoại hối mà còn thực hiện trên thị trường chứng khoán và thị trường hàng hóa. Ở ACB nói riêng và Việt Nam nói chung chưa thực hiện loại giao dịch này trên thị trường ngoại tệ, chủ yếu có 3 lý do chính:
- Khả năng nhận thức: để giao dịch được đưa ra thị trường thì điều kiện tiên quyết là các bên liên quan phải nhận thức rõ về loại giao dịch này. Các bên liên quan được đề cập trong giao dịch này bao gồm: các nhà hoạch định chính sách, sở giao dịch và khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể về giao dịch giao sau ngoại tệ từ các nhà hoạch định chính sách. Việc tổ chức sở giao dịch cho một thị trường giao sau chưa được thiết lập và cuối cùng là sự am hiểu của các khách hàng tham gia vẫn còn rất hạn chế.
- Mức độ hiệu quả của thị trường: nói đến mức độ hiệu quả của thị trường tức là nói đến phản ứng nhanh nhạy của tỷ giá đối với tất cả thông tin có liên quan. Nếu thị trường hiệu quả thì tỷ giá phản ánh nhanh tất cả các thông tin có liên quan. Tuy nhiên, tình trạng thông tin bất cân xứng hiện nay trên thị
trường trong nước còn rất phổ biến, việc tiếp cận thông tin của hai bên thường phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho việc tiếp cận thông tin của các bên.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ giao dịch: bao gồm cả phần cứng là địa điểm và cơ sở vật chất phục vụ giao dịch; phần mềm là các quy định, thể chế giao dịch và hệ thống thanh toán bù trừ phục vụ cho giao dịch hằng ngày. Hiện nay cơ sở hạ tầng để phục vụ cho thị trường giao sau ngoại tệ vẫn còn nhiều hạn chế.
2.3.2.4 Những hạn chế của giao dịch quyền chọn
- Thị trường quyền chọn chỉ có một chiều, chỉ có một số ngân hàng bán và khách hàng mua. Tính cạnh tranh kém nên phí không sát, trên thực tế phí Quyền chọn rất cao và vì vậy số lượng khách hàng rất ít nên chưa khuyến khích được giao dịch này phát triển. - ACB chưa có khả năng tự doanh quyền chọn mà chỉ
mới thực hiện vai trò trung gian hưởng hoa hồng giữa khách hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài.
- Các đối tượng khách hàng hầu hết chưa nắm vững về loại hình giao dịch này.
- Chưa có nhiều văn bản pháp lý quy định và hướng dẫn về thực hiện nghiệp vụ này trong khi đây là một loại hình giao dịch rất phức tạp. Đến khi NHNN ngừng thí điểm thực hiện quyền chọn VND/USD thì thị trường này gần như thu hẹp hoàn toàn, các doanh nghiệp không còn vận dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
- Tất cả những hạn chế đó đã kìm hãm sự phát triển của thị trường, các giao dịch ngoại hối phái sinh như một nguồn để mua ngoại tệ chứ chưa phải nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá là chính.
2.3.2.5 Những hạn chế khác trong việc phát triển thị trường phái sinh
Không riêng ACB, thị trường phái sinh ở Việt Nam nói chung còn khá mới mẻ, do đó không tránh khỏi những hạn chế:
- Nhà nước chưa có biện pháp khuyến khích doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh, trước mắt chỉ thấy nhiều hạn chế đối với nhà cung cấp dịch vụ. - Thiếu đào tạo thực tế về sản phẩm phái sinh. Đây là
thực trạng khá phổ biến ở Việt Nam. Các chuyên gia đào tạo về sản phẩm phái sinh hiện cho cả nhà cung cấp dịch vụ và đối tượng sử dụng còn quá ít. Đồng thời, số đơn vị cung cấp và tham gia giao dịch phái sinh không nhiều, chính vì vậy thực tiễn ứng dụng sản phẩm phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế. - Còn nhập nhằng giữa phòng ngừa rủi ro và đầu cơ.
Doanh nghiệp không nghĩ rằng sử dụng sản phẩm phái sinh là trả một khoản tiền để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho mình, đồng thời chủ động trong các kế hoạch kinh doanh và kiểm soát được chi phí trong tương lai, thay vào đó họ chỉ mong muốn kiếm được lợi nhuận và không muốn lỗ.
- Thông tin về sản phẩm phái sinh khó tiếp cận. Điều này liên quan đến mức độ “khó hiểu” và không đầy đủ của các hướng dẫn về sản phẩm phái sinh của tổ chức cung cấp sản phẩm phái sinh và của các tài liệu đào tạo. Sở dĩ như vậy là vì sản phẩm phái sinh là
một chủ đề khó, đòi hỏi trình độ chuyên môn đáng kể. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn thiếu
chuyên gia am hiểu sâu về sản phẩm phái sinh có thể giải thích một cách đơn giản dễ hiểu vấn đề này cho doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÓA CÔNG CỤ PHÁI SINH NHẰM PHÒNG VỆ RỦI RO TỶ GIÁ HIỆU QUẢ
Với mục tiêu tối ưu hóa công cụ phái sinh để trở thành một kênh phòng vệ rủi ro tỷ giá hiệu quả cho ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu nói riêng và Việt Nam nói chung, từ đó hướng tới một thị trường phái sinh phát triển mạnh mẽ hơn mang lại nguồn thu và sự sôi động cho ngành tài chính nước nhà, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp sau đây:
1. Từ phía các ngân hàng:
o Một là tăng cường các hướng dẫn, quy định trên thị trường. Dựa trên hiện trạng phái sinh tại Việt Nam được nhìn nhận như một tài sản đầu tư hơn là một kênh phòng hộ rủi ro một phần là do sự thiếu hiểu biết đến từ khách hàng cá nhân bởi phái sinh là một sản phẩm tài chính cao cấp và phức tạp hơn các sản phẩm khác
o Hai là dây dựng các cơ sở hạ tầng mới tạo thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ và cung cấp dịch vụ. Trước thời đại cách mạng số hiện nay, bên ngoài việc hoàn thiện nghiệp vụ tại các phòng giao dịch, hội sở, ngân hàng cần phải đẩy mạnh công tác số hóa các thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ cũng như theo dõi tình trạng dịch vụ, cung cấp nền tảng số thuận tiện cho người sử dụng truy cập ở bất kì đâu bất kì thời điểm nào.
o Ba là cần phải gia tăng nhận thức của khách hàng về các sản phẩm phái sinh. Vốn là một trong các sản phẩm tài chính phức tạp hàng đầu, muốn có nguồn thu từ hạng mục này ngân hàng cần đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông cung cấp cho khách hàng cái nhìn rõ ràng sắc nét về các sản phẩm phái sinh mà ngân hàng cung cấp để vừa có thể tránh được tình trạng mập mờ giữa chức năng phòng vệ và đầu cơ của phái sinh vừa có thể lôi kéo các khách hàng mới tham gia đầu tư và sử dụng các sản phẩm phái sinh, từ đó gia tăng doanh thu của ngân hàng.
2. Bên cạnh đó để thị trường tài chính của đất nước ngày một phát triển và trưởng thành, ngân hàng nhà nước và chính phủ có thể thông qua các chính sách mới mang tính nới lỏng không gian phát triển cho chứng khoán phái sinh nhưng đồng thời cũng cần nhiều hơn các quy định rõ ràng cụ thể để bảo vệ được các khách hàng cá nhân trên thị trường - những người thường chịu rủi ro lớn hơn do thiếu hiểu biết và hướng dẫn và cần có những kim chỉ nang mang tính pháp lý để có thể bám vào đó mà an tâm tham gia thị trường tài chính.
KẾT LUẬN
Qua hoạt động nghiên cứu và những đúc kết của nhóm nghiên cứu, chúng tôi với mục tiêu cung cấp những hiểu biết từ lý thuyết đến các hoạt động thực nghiệm của các sản phẩm chứng khoán phái sinh phục vụ cho công tác phòng vệ rủi ro tỷ giá tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - từ đó rút ra được không chỉ cách thức hoạt động của sản phẩm tài chính này mà còn nắm được thực trạng hoạt động của thị trường phái sinh tại Việt Nam đang có diễn biến như thế nào.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, việc cung ứng các giao dịch phái sinh giúp các TCTD thu được lợi nhuận từ phí dịch vụ, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng hiện tại, ví dụ hỗ trỡ khách hàng phòng vệ rủi ro trong các giao dịch gốc. Các sản phẩm phái sinh cũng cung cấp thêm cho các TCTD một công cụ hữu hiệu để quản trị rủi ro lãi suất cho họat động kinh doanh của mình.
Từ các kết quả nghiên cứu, chúng ta có thể thấy được rằng thị trường chứng khoán phái sinh nói riêng và thị trường tài chính của Việt Nam nói chung dù đã có những bước phát triển đáng ghi nhận tuy nhiên vẫn tồn tại một vài điểm non trẻ nhất định. Điển hình như việc chúng ta vẫn chưa thể đưa hoạt động giao dịch giao sau ngoại tệ vào thực tiễn do những thiếu sót về nhận thức, khả năng của thị trường và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tin rằng với đa phát triển đang có của Việt Nam, thị trường tài chính nói chung sẽ sớm có thêm những bước tiến mới và có thể tiến gần hơn tới các nền kinh tế đã phát triển trong tương lai không xa.