0
Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHƠI GỢI SỰ HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN NGỮ VĂN 9 (Trang 25 -28 )

3.1. Kết luận:

Góp phần khơi gợi sự hứng thú cho HS trong giờ dạy học là công việc thường xuyên và cần thiết ở tất cả các môn học. Tuy nhiên ở bộ môn văn với đặc thù của nó vẫn là sự sáng tạo dựa trên sự đồng cảm, sự cảm nhận của người học qua người dạy văn và văn bản ngôn từ trong tác phẩm nên sự sáng tạo trong văn chương không hề có sự giống nhau bởi sự liên tưởng, tưởng tượng ở mỗi người khác nhau, tuy vậy vẫn có chỗ giống nhau trong tiếp nhận tác phẩm văn học giữa các đối tượng: tác giả- người dạy- người học. Theo tôi để có sự gặp nhau ấy, cả người dạy và người học phải có một sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, linh hoạt để từ đó người dạy có thể đưa người học vào tác phẩm bằng hệ thống các câu hỏi, bằng lời bình, cách đọc, lời phân tích... và người học tiếp nhận tác phẩm bằng quá trình tích luỹ từ ngữ, vốn hiểu biết và khả năng cảm nhận được tác phẩm văn chương để lĩnh hội từ người dạy những gì tâm đắc nhất, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết, suy nghĩ trong nhiều lĩnh vực khác nhau nh Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Học sinh nhớ nhiều, học nhiều là điều đáng khuyến khích nhưng đó quyết không phải là điều chủ yếu. Điều chủ

yếu là dạy học sinh cách suy nghĩ sáng tạo. Chúng ta phải xem lại cách giảng dạy văn trong trường phổ thông của chúng ta, không nên dạy như cũ bởi vì dạy như cũ thì không những việc dạy văn không hay mà việc đào tạo con người cũng không có kết quả. Vì vậy dứt khoát chúng ta phải có cách dạy khác, phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ, suy nghĩ bằng trí óc của mình và diễn tả suy nghĩ đó theo cách của mình thế nào cho tốt nhất”, và để giờ văn không trở thành nỗi khiếp sợ của người học mà là sự giao hòa, sự đối thoại song phương giữa thầy và trò, thiết nghĩ dạy học sinh biết suy nghĩ sáng tạo trong giờ đọc văn là điều cần thiết.

3.2. Kiến nghị, đề xuất:

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học Ngữ văn ở trường THCS cũng như để nâng cao chất lượng dạy học tôi xin có một vài kiến nghị các cấp lãnh đạo nghành giáo dục và nhà trường, phụ huynh học sinh.

- Đối với phụ huynh:

+ Quan tâm hơn nữa đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều thời gian cho con cái học tập, hướng dẫn và tạo cho con có thói quen đọc sách; chia sẻ, tư vấn , định hướng , bồi dưỡng tâm hồn cho con để các em có nhiều thuận lợi để phát triển cảm xúc, tình cảm trong cuộc sống.

+ Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn Văn để kịp thời tìm hiểu, nắm bắt tình hình học tập của con em mình.

- Đối với các cấp lãnh đạo:

+ Bổ sung thêm tài liệu tham khảo, đặc biệt là các tác phẩm của các tác giả dạy trong nhà trường, các kiệt tác văn học có giá trị để học sinh tham khảo.

+ Tổ chức các hội thảo chuyên đề cho giáo viên bộ môn văn hàng năm để giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận để tìm ra biện pháp tối ưu nhất để nâng cao chất lượng dạy-học môn Văn.

+ Đối với chương trình, môn học cần đưa vào những tiết ngoại khoá, tiết hoạt động Ngữ văn... để học sinh cảm, hiểu và yêu văn học hơn.

Trên đây là một chút kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình dạy học văn theo tinh thần đổi mới. Tôi hi vọng đề tài này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc khơi gợi hứng thú, nâng cao năng lực cảm thụ, năng lực sáng tạo của học sinh khi phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường nói chung và các văn bản Ngữ văn 9 nói riêng cũng như mong được sự góp ý chân thành từ đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.

Xác nhận của thủ trưởng đơn Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết,

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Trọng Hoàn: Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục, 2001 .

2.Phan Trọng Luận,Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt - Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội,2003.

3.Vũ Nho-Nghệ thuật đọc diễn cảm, NXB Thanh niên Hà Nội, 1999

4. Đỗ Ngọc Thống: Sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học Ngữ văn-Bộ GD&Đ.

5. Sách giáo khoa ngữ văn 9 - NXB giáo dục Việt Nam. 6. Sách giáo viên Ngữ văn 9 - NXB giáo dục Việt Nam. 7. Bồi dường Ngữ văn 9 - NXB Giáo dục Việt Nam.

MỤC LỤC

Tên đề mục Trang

1. MỞ ĐẦU:

1.1. Lí do chọn đề tài: 1

1.2. Mục đích nghiên cứu: 1

1.3. Đối tượng nghiên cứu: 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu: 2

2. NỘI DUNG: 3

2.1. Cơ sở lí luận: 3

2.2. Thực trạng của vấn đề: 3

2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện: 6

2.4. Hiệu quả của SKKN: 25

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHƠI GỢI SỰ HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN NGỮ VĂN 9 (Trang 25 -28 )

×